Quốc tế 25/09/2019 16:20

Cuôc sống ở Trung Quốc đang ngày càng khó khăn hơn, Chủ tịch Tập Cận Bình trong những cơn “đau đầu” không dứt

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang đối mặt với “thời gian thử thách nhất” kể từ khi ông tiếp quản chức vị tối cao

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chủ các cửa hàng ở Thâm Quyến. Người bán thịt lợn ở Nam Ninh. Công nhân nhà máy ở Đông Quan. Trên khắp vành đai công nghiệp phía nam Trung Quốc, tầng lớp lao động đang chịu rất nhiều áp lực - và Chủ tịch Tập Cận Bình cũng vậy.

Một cuộc chiến tranh thương mại kéo dài với Mỹ, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, giá lương thực tăng vọt và tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong nhiều thập kỷ là một trong nhiều vấn đề mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt khi ông chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhìn bề ngoài, mọi thứ có vẻ ổn: đường phố đã thông thoáng và an ninh tăng lên trước ngày lễ 1 tháng 10, khi chủ tịch Tập sẽ chủ trì một cuộc diễu hành quân sự và có bài phát biểu ca ngợi sức mạnh của Trung Quốc và Đảng Cộng sản.

Nhưng nhiều nơi khác thì không ổn định như vậy, đặc biệt là ở một vùng phía nam Trung Quốc chạy từ biên giới của Việt Nam đến Châu thổ sông Châu Giang. Khu vực này bao gồm trung tâm sản xuất Đông Quan, được định hình lại bởi thuế quan của Mỹ. Ở đó, có Thâm Quyến - quê hương của Tập đoàn công nghệ Huawei và ngay bên kia biên giới, từ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, tới Nam Ninh, nơi bắt đầu phải hạn ngạch phân phối thịt lợn trong tháng này khi một trận dịch lợn hoành hành tàn phá Trung Quốc.

Các cuộc phỏng vấn trong tháng này tại nơi đây cho thấy sinh kế của người dân đang ngày càng khó khăn.

Dennis Wilder, cựu giám đốc cấp cao của Châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia, người hiện đang làm việc tại Đại học Georgetown, cho biết, “ông Tập đang phải đối mặt với vô số vấn đề khó khăn từ trong nước đến quốc tế. Bất kỳ vẫn nào trong này cũng có thể trở thành một cuộc khủng hoảng toàn diện và do đó, trong khi ông vẫn phải duy trì một quyền lực mạnh mẽ, chắc chắn ông Tập không thể quá vui vẻ trong lễ kỉ niệm”

Vào năm 1949, khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Trung Hoa đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Nhưng hiện nay, họ đang ở một vị thế mạnh hơn nhiều, nắm trong tay nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và ngày càng khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trên toàn cầu.

Nhưng giờ đây, đang có ngày càng nhiều vấn đề khó khăn. Trong các cuộc phỏng vấn với hơn 50 người trên ba thành phố ở miền Nam Trung Quốc trong tháng này, hầu hết họ đều có những lo ngại về chi phí sinh hoạt của mình.

Nhiều người nói về sự khó khăn ngày càng tăng lên hàng ngày. Tại chợ ướt Weizilu ở Nam Ninh, một thành phố ở Quảng Tây, các biện pháp kiểm soát được đưa ra để chống lại sự tăng giá thịt lợn đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp đang mất tiền để tiếp tục bán thịt. Nơi đây là một trong 10 nơi phân phối khẩn cấp được sử dụng của Trung Quốc vào đầu tháng 9, và hiện tại đang giới hạn số lượng thịt có thể được bán, và bán với giá nào.

Những người bán hàng không thích chính sách này, nhưng nó rất tốt cho những người bình thường, một người bán thịt họ Huang, ước tính rằng cô mất 200 nhân dân tệ (28 đô la) cho mỗi con lợn. “Chúng tôi đã được thông báo rằng các khoản trợ cấp đang đến, nhưng mãi vẫn chưa thấy đâu”, cô nói.

Sự bùng phát của dịch cúm lợn đã gây ra sự tàn phá cho người tiêu dùng, đẩy giá thịt lợn - một mặt hàng chủ yếu trên bàn ăn của người Trung Quốc – tăng giá gần 50% trong tháng Tám. Sự tăng đột biến đang làm cho thực phẩm khác trở nên đắt đỏ hơn và có thể sẽ kéo dài trong năm tới: “Ngay cả việc nhập khẩu tất cả thịt lợn trên toàn thế giới cũng sẽ không đủ bù đắp cho Trung Quốc”, Phó Thủ tướng Trung Quốcm, Hu Chunhua, cho biết hồi đầu tháng này.

“Nếu giá thịt lợn tiếp tục tăng quá nhanh, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân thành thị và nông thôn, đặc biệt là người thu nhập thấp và ảnh hưởng đến bầu không khí vui vẻ khi kỷ niệm 70 năm thành lập Công hòa nhân dân Trung Hoa”, ông Hu nói.

Nhận thức được giá chạy thịt có thể gây ra sự bất bình trong cộng đồng, các quan chức Trung Quốc đã tìm mọi cách để tăng nguồn cung: từ việc giải phóng dự trữ thịt lợn trong kỳ nghỉ lễ quốc gia sắp tới để chuyển sang sử dụng nhân giống lợn từ Bắc Âu để tăng cường chăn nuôi. Nhiều quan chức cấp cao tham gia vào giải quyết cuộc khủng hoảng thịt lợn tại Trung Quốc đã thừa nhận rằng sự che đậy của chính quyền địa phương làm mọi thứ tồi tệ hơn và đảm bảo với người dân rằng giá cả sẽ được kiểm soát

Thịt lợn đang ngày càng khan hiếm tại Trung Quốc

Tại biên giới với Hồng Kông, chính quyền ở Bắc Kinh đã thực hiện các bước để cô lập đại lục khỏi các cuộc biểu tình và kiểm soát luồng thông tin để tránh truyền sự bất ổn tương tự ở Trung Quốc.

Căng thẳng đã khiến các công dân Trung Quốc không muốn vào Hồng Kông thông qua Thâm Quyến, và các đặc vụ đang rà soát chặt chẽ hơn du khách và các thiết bị truyền thông tin cá nhân. Các công dân như Li Zi, người điều hành một quầy hàng nhỏ bán phụ kiện điện thoại di động gần trạm kiểm soát hải quan đã nói: “Việc kinh doanh thực sự tồi tệ, những cuôc biểu tình không chỉ tệ cho kinh doanh – mà còn tệ cho Trung Quốc khi kỷ niệm 70 năm sắp tới”

Một sự lo lắng khác xuất hiện trong lễ kỷ niệm là cuộc chiến thương mại với Tổng thống Mỹ, Donald Trump, với áp lực gia tăng từ cả hai phía nhằm phải có được một thỏa thuận để cắt giảm căng thẳng từ lâu đã gây thiệt hại cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Susan Shirk, giáo sư nghiên cứu và chủ tịch của Trung tâm nghiên cứu Thế kỷ 21 tại Đại học California cho biết, “mối lo ngại trong nước khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó có thể thỏa hiệp trong các tranh chấp quốc tế như vậy”

Trong một bài phát biểu ngày 3 tháng 9, chủ tịch Tập nói rằng đang có các thách thức là những vấn đề dài hạn và cần những giải pháp lâu dài, “các đảng viên cần đoàn kết cũng như duy trì tinh thần chiến đấu mạnh mẽ”. Trong cả năm, ông đã kêu gọi các cán bộ trong bộ máy Nhà nước cần ổn định. Đó là một bài học mà ông đã học được từ Mùa xuân Ả Rập, rằng Đảng Cộng sản phải tránh mất liên lạc với công dân của mình bằng mọi giá.

Trey McArver, đồng sáng lập của công ty nghiên cứu Trivium Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh nói rằng Tập Cận Bình đang đối mặt với “thời gian thử thách nhất” kể từ khi ông tiếp quản chức vị tối cao. “Cho đến nay, cách tiếp cận của ông Tập là tương đối thực dụng”, ông nói. “Ông ấy nói rất rõ ràng với mọi người rằng mọi thứ đang rất khó khăn nhằm kêu gọi sự đoàn kết và lòng trung thành của những người dân với tổ quốc”

 

Thùy Dung

Theo Bloomberg

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *