Quốc tế 24/09/2019 08:34

FED giảm lãi suất tác động gì đến người tiêu dùng châu Á?

Đối với lần gần nhất FED giảm lãi suất, theo sau đó là hàng loạt các ngân hàng trung ương từ Ấn Độ đến Indonesia cũng giảm theo.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) tiếp tục giảm 0,25% lãi suất vào ngày thứ Tư, đây là lần giảm lãi suất thứ hai của FED trong vòng chưa đầy ba tháng. Sau lần giảm trước đó vào cuối tháng 7 (cũng 0,25%) - lần đầu tiên lãi suất giảm trong hơn một thập kỷ - các ngân hàng trung ương từ Ấn Độ đến Indonesia cũng theo đó cắt giảm lãi suất của mình. Kể từ đó, Indonesia đã giảm lãi suất đến ba lần và New Zealand tuyên bố sẽ áp dụng mức lãi suất bằng không. Các chuyên gia dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra tại Hàn Quốc, Malaysia, Philippines và Thái Lan trong bối cảnh giảm lãi suất gần đây của FED.

Lãi suất thấp hơn sẽ đẩy mạnh việc vay vốn từ các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng nghĩa rằng lãi suất thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng chi tiêu và đầu tư nhiều hơn.

Joseph Cherian, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Đầu tư quản lý tài sản tại Đại học Kinh doanh Singapore, cho biết: “Lãi suất thấp luôn là tín hiệu tốt cho các công ty và cá nhân phải vay để tài trợ cho hoạt động và điều hành doanh nghiệp của họ. Tuy nhiên, cắt giảm lãi suất là một chủ đề đặc biệt nóng với lo ngại rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung có thể gây ra suy thoái kinh tế toàn cầu”.

Mặc dù lãi suất giảm là điều tốt cho cả người tiêu dùng và chủ doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đủ để ngăn lại sự đình trệ kinh tế của khu vực.

Housing in Thailand could become more affordable. Photo: AFP

Nhà ở Thái Lan đang trở nên rẻ hơn

Ai đươc hưởng lợi?

Lãi suất thấp hơn sẽ khiến cho người tiêu dùng trên khắp châu Á vay tiền cho mọi thứ từ nhà đến xe hơi và có thể giúp các doanh nghiệp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Các khoản vay và cho vay của doanh nghiệp như các khoản vay mua xe hơi và nhà thường trở nên rẻ hơn khi lãi suất giảm, ngoại trừ các tổ chức đã đặt mức lãi suất cố định.

Cắt giảm lãi suất là một trong những công cụ mà các ngân hàng trung ương thường sử dụng để thúc đẩy chi tiêu và đầu tư của người tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Timothy Chang, giám đốc Công ty phát triển Bất động sản Hồng Kông Kingland, hoạt động tại Jakarta, hy vọng việc cắt giảm lãi suất có thể tạo ra sự khác biệt, bởi vì các giai đoạn tăng trưởng cao trước đây ở Indonesia cũng là thời kỳ lãi suất thấp.

Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã giảm lãi suất mua lại đảo ngược bảy ngày trong tháng thứ ba liên tiếp và nới lỏng các quy định về lãi suất cho vay đối với các khoản vay là tài sản và xe cộ. Lãi suất mua lại đảo ngược, thường được gọi là lãi suất repo đảo ngược, là lãi suất mà ngân hàng trung ương vay tiền từ các ngân hàng thương mại. Mặc dù các ngân hàng trung ương thường thay đổi lãi suất này để tăng cường vay và cho vay ngắn hạn, đẩy mạnh thanh khoản thị trường, nhưng không có nghĩa là lãi suất mà dịch vụ tài chính đưa cho người tiêu dùng sẽ thấp hơn.

Ở Indonesia, lãi suất vay vẫn rất cao. Ông Chang cho biết tỷ lệ vay cao lên đến 14% và thời hạn thế chấp ngắn đã gây khó khăn cho các thế hệ trẻ ở Indonesia trong việc vay tín dụng để mua tài sản.

Housing in Indonesia is beyond the reach of most young people. Photo: Reuters

Thế hệ trẻ ở Indonesia không đủ khả năng mua nhà ở

Ông Chang nói: “Với mức lương trung bình ở Jakarta, hầu hết những người trẻ tuổi thậm chí không đủ khả năng trả lãi, chứ đừng nói đến tiền gốc cho một khoản vay nhà ở. Nếu lãi suất vay có thể giảm còn một chữ số cũng sẽ giúp ích rất nhiều.”

Còn ông Khor Yu Leng, một nhà kinh tế chính trị tại công ty tư vấn Segi Enam ở Singapore, nói rằng công dân bình thường có thể không cảm thấy thu nhập của họ phản ánh sự tăng trưởng GDP, còn những người có tài chính tốt sẵn sẽ hưởng lợi nhiều hơn nhờ lãi suất giảm. “Người giàu có thể tận dụng lãi suất thấp để đầu cơ vào nhiều sản phẩm tài chính và tài sản hơn”, ông Khor cho hay.

Lãi suất giảm cũng ảnh hưởng đến lương hưu. Lãi suất giảm có thể khiến giá trái phiếu tăng lên, khiến cho chủ lao động và chính phủ tốn kém hơn để đảm bảo lợi ích cho nhân viên.

Nhà phát triển Hồng Kông có trụ sở tại Jakarta, trước đây là phó giám đốc Phòng Thương mại Indonesia tại Hồng Kông, nói rằng thật tốt là Indonesia đã giảm lãi suất mua lại đảo ngược, nhưng lãi suất vay của các chủ doanh nghiệp vẫn rất cao và có thể đến mức 13%.

Phòng Thương mại Indonesia tại Hồng Kông đang kết nối các nhà đầu tư Trung Quốc và Hồng Kông với các doanh nghiệp Indonesia. Ông Chang cho biết chi phí tài trợ cao ở Indonesia là yếu tố cản trở đầu tư nước ngoài. Ông Chang nói thêm: “Indonesia có rất nhiều cơ hội nhưng vì chi phí kinh doanh cao như vậy, nên các chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, thực sự e ngại.”

Giảm lại  suất liệu có ổn?

Một số chuyên gia lo ngại về sự bất ổn về kinh tế toàn cầu bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ, Trung Quốc và Brexit, chỉ có một việc lãi suất giảm là không đủ để ngăn chặn sự xuống dốc kinh tế.

Andy Wong, giám đốc đầu tư cấp cao của Công ty Quản lý hình ảnh ở Hồng Kông, cảnh báo rằng “các chính sách tiền tệ có thể không hiệu quả khi lãi suất đang ở mức thấp lịch sử” nhưng sự kích cầu cũng như sự thay đổi tư tưởng sẽ ngày càng thúc đẩy thị trường.

Nhà kinh tế chính trị có trụ sở tại Singapore - ông Khor cho biết tăng trưởng chậm có thể thấy tại các doanh nghiệp thực phẩm ở Kuala Lumpur. Ông Khor nói rằng người dân ở đó thường chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm như mì ăn liền, trong khi chi tiêu trong thị trường đồ uống cao cấp lại giảm.

A street vendor in Kuala Lumpur. File photoMột quán ăn đường phố ở Kuala Lumpur

Thống đốc Ngân hàng Indonesia - Perry Warjiyo cho biết trong tuần này, lãi suất giảm sẽ giúp “tăng đầu tư, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và khiến mọi người đều vui vẻ”, và dự đoán sẽ tăng 5,1% GDP trong năm nay và tăng 5,3% cho năm tới. Tháng trước Warjiyo nói rằng giảm lãi suất là một biện pháp tiên quyết nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ tác động suy thoái kinh tế toàn cầu. Ông cũng nói rằng ngân hàng trung ương sẽ giống như các ngân hàng khác trong khu vực, tiếp tục đồng hành với chính sách hỗ trợ của chính phủ.

Một số chính sách nới lỏng kết hợp với chính sách kích cầu, như ở Thái Lan, Bộ trưởng tài chính Uttama Savanayana đã công bố gói chi tiêu chính phủ 10,2 tỷ USD vào cuối tháng trước.

Ông Cherian tại Trường Kinh doanh NUS cho biết tư tưởng bảo hộ đang cản trở thương mại tự do quốc tế: “Nếu công chúng có tư tưởng thông thoáng hơn, ngừng công kích và tiếp nhận thương mại tự do quốc tế thì kinh doanh và tiêu dùng sẽ phát triển một lần nữa.”

Thùy Dung

Theo Scmp

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *