Quốc tế 16/05/2014 17:31

Tại sao kinh tế Mỹ vẫn là số 1 thế giới?

FICA - Một báo cáo của ngân hàng Mỹ Goldman Sachs từng nhận định GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào khoảng những năm 2020. Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) một lần nữa ủng hộ cho quan điểm này. Tuy nhiên, việc “soán ngôi” Mỹ là điều không hề dễ dàng.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

 

Nhận định trên được WB đưa ra, dựa trên tính toán lại theo chỉ số ngang giá sức mua (PPP), theo đó cho thấy dường như vị trí số 1 của nền kinh tế Mỹ sắp bị soán ngôi. Với cách tính này, ở Bắc Kinh 1 USD có giá trị hơn rất nhiều so với 1 USD tại bang Maryland, Mỹ.

 

Ví dụ, cùng một chiếc bánh ham-bơ-gơ của McDonald nhưng giá tại Mỹ sẽ Mỹ đắt hơn giá tại Trung Quốc 40%. Hay cắt tóc ở California sẽ tiêu tốn tới 25 USD, trong khi đó ở Thượng Hải giá chỉ là 5 USD. Vậy phải chăng cần phải cộng thêm 40% vào GDP tính bằng USD của Trung Quốc, hay thậm chí là nhân nó lên 5 lần?

 

Rõ ràng đây là tính toán thú vị, nhưng nó không phản ánh sức mạnh thực của nền kinh tế. Khi Trung Quốc nhập khẩu công nghệ từ Mỹ hoặc vũ khí công nghệ cao từ Isarel, nước này phải thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. Học phí sinh viên Trung Quốc trả cho trường Đại học Stanford cũng bằng đồng đô la. Trường hợp tương tự cũng xảy ra khi họ mua xe ô tô Porsches.

 

Nói cách khác, ngang giá sức mua là cách dễ dàng để “thổi phồng” nền kinh tế của nước đang phát triển. Nhưng nó chỉ là một tiêu chuẩn không vững chắc để đánh giá sức mạnh thực của các quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh GDP tính theo đầu người của Mỹ (bằng đồng USD) hiện nay cao gấp 8 lần Trung Quốc.

 

Tăng trưởng thần kỳ luôn dễ dàng khi đất nước xuất phát ở con số 0, như Đài Loan và Hàn Quốc. Hoặc như các nền kinh tế bị tàn phá như Nhật Bản và Tây Đức (cũ). Tất cả các nước này đều trải qua mô hình tăng trưởng giống nhau: đầu tư rất nhiều, mức tiêu dùng thấp, “xuất khẩu là hàng đầu” và đồng tiền được định giá thấp.

 

Tây Đức (cũ) từng đạt được mức tăng trưởng 8% và các nước thuộc nhóm “Con rồng nhỏ” của Châu Á (Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) cũng tăng trưởng ấn tượng như Trung Quốc trong thời hoàng kim. Trong thập niên này, Tăng trưởng của Đài Loan đã giảm tốc, xuống mức trung bình 3,75%, Hàn Quốc xuống 3% và Nhật Bản là 1%.

 

Nhân khẩu học của Trung Quốc là một mối đe dọa. Vào khoảng năm 2015, nguồn lao động nhiều “không biên giới” có vẻ sẽ bắt đầu giảm. Một lý do là sự già hóa dân số nhanh, khiến người Trung Quốc được dự báo sẽ già trước khi kịp trở nên giàu có. Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ mất 1/3 dân số trong độ tuổi lao động. Trong khi đó, Mỹ vượt lên là một quốc gia công nghiệp hóa trẻ nhất, chỉ đứng sau Ấn Độ.

 

Cũng trong thập niên này, số người phụ thuộc của Trung Quốc tăng mạnh. Trái lại, sự già hóa dân số Mỹ sẽ tăng chậm do tỷ lệ sinh và nhập cư cao (hai nguồn chính làm trẻ hóa dân số). Vào giữa thế kỷ này, một người Trung Quốc sẽ có hai người phụ thuộc, tỷ lệ này là tồi tệ hơn bất kỳ nước nào ở phương Tây. Nếu lao động dồi dào là động lực của tăng trưởng, Trung Quốc có nguy cơ đối mặt với nghèo đói.

 

Một dữ liệu nữa khiến cho nhận định của WB cần được xem xét lại, đó là lợi thế về chi phí sản xuất thấp của Trung Quốc hầu như đã là dĩ vãng. Kể từ năm 2000, mức lương tại nước này đã tăng mạnh , với mức trung bình 19% mỗi năm, trong khi Mỹ chỉ tăng 4%.

 

 

Một nghiên cứu của hãng tư vấn Boston Consulting chỉ ra rằng, ngay từ năm 2015, Trung Quốc sẽ mất dần lợi thế lao động rẻ. Vì thế, các công ty sẽ tìm các nước có lao động rẻ hơn. Hôm nay là Việt Nam, mai sẽ là Châu Phi, hoặc thậm chí có thể một số công ty Mỹ quay trở lại Mỹ.

 

Cuối cùng, chính trị Trung Quốc đã có bước đi sai lầm. Công nghiệp hóa “điên cuồng” là dễ dàng, nhưng nền kinh tế tri thức luôn vận động theo thị trường. Khẩu lệnh “tự do” – cho doanh nghiệp, vốn, ý tưởng và cải cách. Sẽ không có thung lũng Silicion ở Trung Quốc trong tương lai.

 

Thêm vào đó, hãy nhìn vào những tài sản có thể giúp tăng mạnh doanh thu, như giáo dục chẳng hạn. Giáo dục Mỹ luôn bị cho là đang lâm vào khủng hoảng. Nhưng thực tế cho thấy, Mỹ có tới 17 trong 20 trường đại học hàng đầu thế giới và đóng góp 34 trường vào tốp 50. Không một quốc gia nào vượt qua Mỹ về đào tạo tiến sỹ ngành khoa học và kỹ thuật. Trong đó có tới 40 % học viên đến từ nước ngoài, và hai phần ba trong số này ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp. Nếu tính thêm các bằng sáng chế và công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học, thì rõ ràng Trung Quốc không thể “đua” với Mỹ về lĩnh vực này.

 

Vì thế, đừng lãng phí thời gian vào chỉ số ngang giá sức mua mà Ngân hàng Thế giới đưa ra. Chỉ số này phản ánh giá của những chiếc bánh MacDonald, nhưng không phản ánh được 3 tiêu chí: sự đổi mới, sự khéo léo và các phát minh. Sẽ cần rất nhiều thời gian để Trung Quốc bắt kịp Mỹ, nếu thực sự có ngày đó.

 

Thu Hoài
Theo Bloomberg

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *