Quốc tế 09/09/2020 15:50

Chỉ một công ty nước uống đóng chai những đã phá vỡ kỷ lục IPO tại Hồng Kông

Không phải là một gã khổng lồ công nghệ hay công ty khởi nghiệp, công ty nước uống đóng chai Nongfu Spring của Trung Quốc mới chính là người đạt được kỷ lục trong đợt bán cổ phiếu mới đây tại Hồng Kông. Cổ phiếu bán lẻ của Nongfu đã bị mua quá mức kỷ lục 1.147 lần, với tổng số vốn đổ vào lên tới 677 tỷ HKD (87 tỷ USD).

Overwhelming response to Nongfu’s IPO is a sign Hong Kong’s capital market is roaring ahead in defiance of recession, a coronavirus pandemic and political unrest. Photo: AFP

Phản ứng mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với đợt IPO của Nongfu là một dấu hiệu cho thấy thị trường vốn của Hồng Kông đang bùng nổ trước suy thoái, đại dịch Covid-19 và bất ổn chính trị. Ảnh: AFP

Nongfu Spring – công ty tạo ra 60% lợi nhuận cho mỗi chai nước mà mình bán ra, đã trở thành doanh nghiệp có đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) nóng nhất trong lịch sử tài chính của Hồng Kông, đợt IPO này kỷ lục đến nỗi nó đã đẩy lãi suất của ngân hàng Hồng Kông tăng cao.

Nongfi Spring có trụ sở tại thủ phủ Hàng Châu của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, công ty đã chào bán 388,2 triệu cổ phiếu với giá 21,50 HKD mỗi cổ phiếu tại Hồng Kông với mục đích sử dụng số tiền thu được từ IPO là 8,35 tỷ HKD để tài trợ cho sự phát triển của công ty. Tuy nhiên thay vào số vốn dự tính thu được là 8,35 tỷ HKD, cổ phiếu bán lẻ của Nongfu đã bị mua quá mức kỷ lục 1.147 lần, khóa vốn ở mức 677 tỷ HKD (87 tỷ USD), theo hồ sơ gửi lên sàn chứng khoán Hồng Kông.

Phản ứng mạnh mẽ của các nhà đầu tư đối với đợt IPO của Nongfu là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy thị trường vốn của Hồng Kông đang bùng nổ như thế nào trong bối cảnh suy thoái kèm theo sự bùng phát của Covid-19 và những bất ổn chính trị.

Cuối tuần qua, cảnh sát đã bắt giữ gần 300 người khi các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục diễn ra, nhưng căng thẳng chính trị - cũng như các câu hỏi về vị trí của Hồng Kông theo luật an ninh quốc gia của Trung Quốc - cũng không thể làm mất đi sự nhiệt tình của các nhà đầu tư đối với việc chào bán cổ phiếu của công ty Trung Quốc này.

Kenny Wen, chiến lược gia quản lý tài sản tại công ty môi giới Everbright Sun Hung Kai ở Hồng Kông, cho biết: “Hiện có rất nhiều tài sản thanh khoản tại Hồng Kông và toàn bộ thị trường đang tập trung vào lĩnh vực IPO. Cổ phiếu công nghệ trên thị trường thứ cấp đã trở nên rất đắt đỏ, vì vậy các nhà đầu tư đã quay sang tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu mới”.

Đợt IPO này của Nongfu đã phá vỡ kỷ lục IPO tại Hồng Kông – trước đó, kỷ lục này được Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc thiết lập vào năm 2008, khi đợt chào bán cổ phiếu trị giá 20,2 tỷ HKD của công ty này đã nhận được 541 tỷ USD đặt mua. Cổ phiếu của Nongfu sẽ ra mắt trên thị trường chứng khoán Hồng Kông vào ngày 8/9 và số tiền thu được từ các cuộc đấu thầu không thành công sẽ được trả lại vào tài khoản của các nhà đầu tư.

Ban đầu, Nongfu đã dành 27 triệu cổ phiếu, tương đương 7% trong đợt IPO của mình, để bán cho các nhà đầu tư cá nhân. Sau đó, công ty đã nhận được 707.532 đơn đăng ký bán lẻ cho 31 tỷ cổ phiếu, điều này đã khiến công ty phải chuyển 77,6 triệu cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư tổ chức sang đợt bán lẻ này. Cơ hội của các nhà đầu tư cá nhân nhận được sự phân vốn dao động từ 0,14% đến 12%, theo hồ sơ của công ty.

Các nhà đầu tư phải ký quỹ số tiền của họ trong 10 ngày - khoảng thời gian dài hơn nhiều so với các đợt IPO khác - để đăng ký phân vốn. Theo dữ liệu của cơ quan quản lý tiền tệ của thành phố, lượng tiền mặt này tương đương với một phần ba tổng số vốn lưu thông hàng ngày ở Hồng Kông.

Lượng tiền mặt lớn chưa từng có của các nhà đầu tư đã phải đóng băng để tham gia vào đợt mua cổ phiếu này đã đẩy lãi suất ở Hồng Kông lên cao. Lãi suất liên ngân hàng Hồng Kông (Hibor) kỳ hạn một tháng đã tăng lên 0,45 vào 1/9 - mức cao nhất trong hai tháng qua khi đợt chào bán của Nongfu bắt đầu.

Số tiền thu được từ IPO của Nongfu sẽ được sử dụng để hướng tới việc xây dựng thương hiệu, mua sắm thiết bị, tăng năng lực sản xuất cũng như trả nợ ngân hàng.

Thị phần hàng đầu của công ty trên thị trường nước đóng chai của Trung Quốc luôn ở mức 21% trong 8 năm qua cũng như tỷ suất lợi nhuận cao trên 50% chính là hai trong nhiều yếu tố thu hút các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường.

Thùy Dung

Theo SCMP

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *