Quốc tế 24/08/2023 11:10

Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu đường từ tháng 10

Lương mưa ít tại các khu vực trồng mía trọng điểm của Ấn Độ có thể kéo giảm sản lượng của mùa vụ 2023/2024 và thậm chí là cả mùa vụ 2024/2025.

Ấn Độ có thể ban hành lệnh cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 năm nay trong bối cảnh sản lượng mía sụt giảm do thiếu nước.

“Ưu tiên của chúng tôi là đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường nội địa và phục vụ công tác sản xuất nhiên liệu sinh học từ lượng mía còn thừa”, một quan chức chính phủ từ chối công khai danh tính chia sẻ với Reuters. “Trong mùa vụ mới (thường bắt đầu từ tháng 10), chúng tôi có thể sẽ không có đủ đường để xuất khẩu”, ông cho biết. 

Ấn Độ dự kiến cấm xuất khẩu đường từ tháng 10 tới

Trước đó, chính phủ nước này áp hạn ngạch xuất khẩu đường trong mùa vụ hiện tại ở ngưỡng 6,1 triệu tấn, thấp hơn gần một nửa so với vụ trước (11,1 triệu tấn). 

Lương mưa tại các “thủ phủ” trồng mía như khu vực phía Tây bang Maharashtra và phía Nam bang  Karnataka, vốn đóng góp tới hơn một nửa sản lượng đường của Ấn Độ, hiện thấp hơn trung bình mọi năm khoảng 50%, theo dữ liệu từ Cục Khí tượng nước này. 

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực mía đường, lương mưa ít có thể kéo giảm sản lượng của mùa vụ 2023/2024 hoặc thậm chí là cả mùa vụ 2024/2025. Ông dự báo sản lượng đường vụ này của Ấn Độ có thể giảm 3,3% xuống còn 31,7 triệu tấn. 

Trong khi đó, giá đường trong nước liên tục leo thang, hiện neo trên đỉnh gần hai năm. Thực tế trên buộc chính phủ phải yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất bán ra nhiều hơn 200.000 tấn đường trong tháng 8 nhằm ổn định thị trường. 

Với sự thiếu vắng đường từ Ấn Độ, giá mặt hàng này tại các sàn giao dịch New York và London, vốn đang trên đỉnh nhiều năm, được dự báo tăng cao hơn nữa, qua đó làm dấy lên quan ngại về hiện tượng lạm phát thực phẩm. 

Trước đó, trong năm 2016, Ấn Độ áp thuế 20% đối với hoạt động xuất khẩu đường.


 

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *