Dòng chảy vốn 17/02/2014 07:52

Nghệ An: “Tỉnh nghèo” sẽ thành “đầu tàu” của khu vực

Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo với 80% dân số là nông nghiệp, nông dân. Nhưng Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (7.2013) đã nêu mục tiêu là phải đưa Nghệ An thành trung tâm lớn, đầu tàu của cả khu vực Bắc Trung bộ vào năm 2020.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo phải cải cách, thay đổi mạnh mẽ và toàn diện trong hành chính, ứng xử với doanh nghiệp, nhà đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ xây dựng, phát triển ở vùng đất rất giàu tiềm năng này, biến Nghị quyết của Bộ Chính trị thành hiện thực.

Có thêm 18 nghìn tỷ đồng đầu tư trong năm 2014

Tại cuộc gặp mặt các nhà đầu tư xuân Giáp Ngọ 2014 tổ chức tại TP Vinh – Nghệ An ngày 15.2, UBND tỉnh Nghệ An đã ký kết 9 thỏa thuận dự án đầu tư với doanh nghiệp (DN) với tổng vốn đầu tư cam kết gần 17.000 tỷ đồng và trao giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án với tổng mức vốn đầu tư là 1.302 tỷ đồng. Tính lũy kế, đến nay trên địa bàn Nghệ An có 627 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 588 dự án trong nước với trên 109.589 tỷ đồng và 39 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 1,49 tỷ USD.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường nói rằng hàng chục DA lớn trong số đó đã đi vào hoạt động và tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người dân địa phương và trong khu vực. “Nhiều DA lớn, sử dụng công nghệ cao đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như DA chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH, nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam, bia Hà Nội – Nghệ An, bao bì Sabeco, thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Hủa Na, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE (Hàn Quốc), khách sạn 5 sao Mường Thanh Sông Lam, trung tâm siêu thị Metro, Big C, các nhà máy của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản…” – ông Đường nhấn mạnh.

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen – nói Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã thông qua kế hoạch đầu tư 1.500 tỷ đồng để mở nhà máy sản xuất tôn, ống thép cũng như một DA dây chuyền cán nguội công suất 200.000 tấn/năm tại địa bàn phía Bắc. Ông Vũ cũng nói Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước, có 3 triệu dân, và đã được Bộ Chính trị xác định là trọng điểm định hướng phát triển kinh tế ở vùng Bắc Trung bộ, và cùng với đó là môi trường đầu tư có nhiều cải thiện với nhiều cam kết cải cách hành chính, ưu đãi đầu tư, do vậy đây sẽ là điểm đến của HSG năm 2014 và những năm tiếp theo.

Ông Atsusuke Kawada – Trưởng Văn phòng đại diện Jetro Nhật Bản tại Hà Nội cũng đánh giá cao sức hấp dẫn của điểm đến mang tên Nghệ An: “Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối thấp và sự hợp tác của lãnh đạo UBND tỉnh với các Cty Nhật Bản, Nghệ An được biết đến là một khu vực quan trọng, khá hấp dẫn, là điểm đến đầu tư mới cho các Cty Nhật Bản”. Hiện ở Nghệ An đã có một nhà máy may thứ 2 của Cty đến từ Nhật Bản sau khi họ mở nhà máy may thứ nhất tại Thái Bình. Cũng trong sáng 15.2, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển VN (BIDV) đã ký 6 thỏa thuận cung cấp tín dụng với số vốn gần 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số DA được BIDV cung cấp tín dụng tại Nghệ An lên con số 34 tính từ 2009 đến nay. Thống đốc NHNN Việt Nam cũng đã cam kết trước đông đảo các nhà đầu tư rằng các NHTM, các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống sẽ đảm bảo nguồn cung tín dụng cho các DA triển khai tại Nghệ An.

Dòng chảy của nguồn lực chưa được khơi thông?

Con số 627 DA “còn hiệu lực” gián tiếp nói lên thực trạng đăng ký DA đầu tư một cách ồ ạt, “xí phần” với hàng trăm nghìn tỉ vốn đăng ký đầu tư như đã từng diễn ra ở nhiều địa phương khác. Con số 5 DA đã thu hồi đến thời điểm này mà Sở KHĐT Nghệ An thực hiện đã phải nhận sự phê bình của UBND tỉnh này, rõ ràng chỉ mới phản ánh một phần nhỏ thực trạng “DA hứa hẹn” mà không triển khai trên thực tế. Đã có ý kiến cho rằng lãnh đạo cao ở trên tỉnh thì rải thảm mời gọi đầu tư, nhưng càng về cấp dưới thì càng nhiều thảm gai, thảm đinh… Nhìn vào con số giải ngân của BIDV – NH nắm giữ vai trò cung cấp tín dụng lớn nhất tại Nghệ An hiện nay - trong 5 năm qua cũng sẽ cho thấy thực trạng “dậm chân” của DA: Trong 28 DA thỏa thuận cam kết cung cấp tín dụng với tổng mức đầu tư đăng ký là 43.490 tỷ đồng, thì đến cuối 2013, NH này mới thực hiện cam kết tài trợ cho… 7 thỏa thuận với 5.635 tỉ đồng (trong đó có 2.000 tỷ bảo lãnh) (!)

Vấn đề đặt ra là phải tăng cường đổi mới, cải cách hành chính để thúc đẩy các DA đầu tư thành hiện thực như trăn trở của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Các nguồn lực, trong đó vốn tín dụng là quan trọng, nhưng các nhân tố con người, môi trường, hành chính cũng là những nhân tố làm lực cản đầu tư không kém. Ông Atsusuke Kawada thay mặt các nhà đầu tư Nhật Bản nêu lên một số lực cản như “thủ tục hành chính phức tạp”, “thiếu minh bạch trong chính sách”, “thủ tục và chính sách thuế phức tạp” hoặc “những khó khăn khi thu mua nguyên vật liệu thô tại địa phương”… Ông nói rằng đó là những vấn đề chung trên cả nước Việt Nam, nhưng hy vọng UBND tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục hỗ trợ và giải quyết các vấn đề mà các DN nước ngoài đang phải “đối mặt tại tỉnh Nghệ An”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tham dự lễ khởi công động thổ DA đầu tư xây dựng các nút giao QL 46 với đường sắt Bắc – Nam tại TP Vinh chiều 15.2. Đây là DA đầu tư BOT do TCty xây dựng công trình giao thông 4 làm chủ đầu tư với số vốn 450 tỷ đồng. Theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 4.2015. Cũng trong ngày, tỉnh Nghệ An đã khai trương hoạt động phân xưởng số 1 trong DA tổ hợp sản xuất công nghệ cao do Cty TNHH VN Nam Đàn Vạn An đầu tư 2.200 tỷ đồng. DA sẽ tạo ra khoảng 1.000 chỗ làm việc trong các ngành chế tác vàng, bạc, đá quý…

 

Theo Lao động

Nghệ An vẫn đang là một tỉnh nghèo với 80% dân số là nông nghiệp, nông dân. Nhưng Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị (7.2013) đã nêu mục tiêu là phải đưa Nghệ An thành trung tâm lớn, đầu tàu của cả khu vực Bắc Trung bộ vào năm 2020. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã chỉ đạo phải cải cách, thay đổi mạnh mẽ và toàn diện trong hành chính, ứng xử với doanh nghiệp, nhà đầu tư để thu hút các nguồn lực đầu tư phục vụ xây dựng, phát triển ở vùng đất rất giàu tiềm năng này, biến Nghị quyết của Bộ Chính trị thành hiện thực.

Có thêm 18 nghìn tỷ đồng đầu tư trong năm 2014

Tại cuộc gặp mặt các nhà đầu tư xuân Giáp Ngọ 2014 tổ chức tại TP Vinh – Nghệ An ngày 15.2, UBND tỉnh Nghệ An đã ký kết 9 thỏa thuận dự án đầu tư với doanh nghiệp (DN) với tổng vốn đầu tư cam kết gần 17.000 tỷ đồng và trao giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án với tổng mức vốn đầu tư là 1.302 tỷ đồng. Tính lũy kế, đến nay trên địa bàn Nghệ An có 627 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 588 dự án trong nước với trên 109.589 tỷ đồng và 39 DA đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 1,49 tỷ USD.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường nói rằng hàng chục DA lớn trong số đó đã đi vào hoạt động và tạo ra hàng chục nghìn việc làm cho người dân địa phương và trong khu vực. “Nhiều DA lớn, sử dụng công nghệ cao đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo thêm nhiều việc làm, nộp ngân sách lớn như DA chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa TH, nhà máy bia Sài Gòn – Sông Lam, bia Hà Nội – Nghệ An, bao bì Sabeco, thủy điện Bản Vẽ, thủy điện Hủa Na, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử BSE (Hàn Quốc), khách sạn 5 sao Mường Thanh Sông Lam, trung tâm siêu thị Metro, Big C, các nhà máy của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản…” – ông Đường nhấn mạnh.

Ông Lê Phước Vũ – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen – nói Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã thông qua kế hoạch đầu tư 1.500 tỷ đồng để mở nhà máy sản xuất tôn, ống thép cũng như một DA dây chuyền cán nguội công suất 200.000 tấn/năm tại địa bàn phía Bắc. Ông Vũ cũng nói Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước, có 3 triệu dân, và đã được Bộ Chính trị xác định là trọng điểm định hướng phát triển kinh tế ở vùng Bắc Trung bộ, và cùng với đó là môi trường đầu tư có nhiều cải thiện với nhiều cam kết cải cách hành chính, ưu đãi đầu tư, do vậy đây sẽ là điểm đến của HSG năm 2014 và những năm tiếp theo.

Ông Atsusuke Kawada – Trưởng Văn phòng đại diện Jetro Nhật Bản tại Hà Nội cũng đánh giá cao sức hấp dẫn của điểm đến mang tên Nghệ An: “Với nguồn lao động dồi dào, giá nhân công tương đối thấp và sự hợp tác của lãnh đạo UBND tỉnh với các Cty Nhật Bản, Nghệ An được biết đến là một khu vực quan trọng, khá hấp dẫn, là điểm đến đầu tư mới cho các Cty Nhật Bản”. Hiện ở Nghệ An đã có một nhà máy may thứ 2 của Cty đến từ Nhật Bản sau khi họ mở nhà máy may thứ nhất tại Thái Bình. Cũng trong sáng 15.2, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển VN (BIDV) đã ký 6 thỏa thuận cung cấp tín dụng với số vốn gần 5.000 tỷ đồng, nâng tổng số DA được BIDV cung cấp tín dụng tại Nghệ An lên con số 34 tính từ 2009 đến nay. Thống đốc NHNN Việt Nam cũng đã cam kết trước đông đảo các nhà đầu tư rằng các NHTM, các tổ chức tín dụng trong toàn hệ thống sẽ đảm bảo nguồn cung tín dụng cho các DA triển khai tại Nghệ An.

Dòng chảy của nguồn lực chưa được khơi thông?

Con số 627 DA “còn hiệu lực” gián tiếp nói lên thực trạng đăng ký DA đầu tư một cách ồ ạt, “xí phần” với hàng trăm nghìn tỉ vốn đăng ký đầu tư như đã từng diễn ra ở nhiều địa phương khác. Con số 5 DA đã thu hồi đến thời điểm này mà Sở KHĐT Nghệ An thực hiện đã phải nhận sự phê bình của UBND tỉnh này, rõ ràng chỉ mới phản ánh một phần nhỏ thực trạng “DA hứa hẹn” mà không triển khai trên thực tế. Đã có ý kiến cho rằng lãnh đạo cao ở trên tỉnh thì rải thảm mời gọi đầu tư, nhưng càng về cấp dưới thì càng nhiều thảm gai, thảm đinh… Nhìn vào con số giải ngân của BIDV – NH nắm giữ vai trò cung cấp tín dụng lớn nhất tại Nghệ An hiện nay - trong 5 năm qua cũng sẽ cho thấy thực trạng “dậm chân” của DA: Trong 28 DA thỏa thuận cam kết cung cấp tín dụng với tổng mức đầu tư đăng ký là 43.490 tỷ đồng, thì đến cuối 2013, NH này mới thực hiện cam kết tài trợ cho… 7 thỏa thuận với 5.635 tỉ đồng (trong đó có 2.000 tỷ bảo lãnh) (!)

Vấn đề đặt ra là phải tăng cường đổi mới, cải cách hành chính để thúc đẩy các DA đầu tư thành hiện thực như trăn trở của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Các nguồn lực, trong đó vốn tín dụng là quan trọng, nhưng các nhân tố con người, môi trường, hành chính cũng là những nhân tố làm lực cản đầu tư không kém. Ông Atsusuke Kawada thay mặt các nhà đầu tư Nhật Bản nêu lên một số lực cản như “thủ tục hành chính phức tạp”, “thiếu minh bạch trong chính sách”, “thủ tục và chính sách thuế phức tạp” hoặc “những khó khăn khi thu mua nguyên vật liệu thô tại địa phương”… Ông nói rằng đó là những vấn đề chung trên cả nước Việt Nam, nhưng hy vọng UBND tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục hỗ trợ và giải quyết các vấn đề mà các DN nước ngoài đang phải “đối mặt tại tỉnh Nghệ An”.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã tham dự lễ khởi công động thổ DA đầu tư xây dựng các nút giao QL 46 với đường sắt Bắc – Nam tại TP Vinh chiều 15.2. Đây là DA đầu tư BOT do TCty xây dựng công trình giao thông 4 làm chủ đầu tư với số vốn 450 tỷ đồng. Theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 4.2015. Cũng trong ngày, tỉnh Nghệ An đã khai trương hoạt động phân xưởng số 1 trong DA tổ hợp sản xuất công nghệ cao do Cty TNHH VN Nam Đàn Vạn An đầu tư 2.200 tỷ đồng. DA sẽ tạo ra khoảng 1.000 chỗ làm việc trong các ngành chế tác vàng, bạc, đá quý…

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *