Doanh Nhân 03/06/2015 07:28

Bà Tư Hường: Thử thách dâu con, chuyển giao quyền lực

Bán dần cổ phiếu, không xuất hiện trực tiếp điều hành kinh doanh DN gia đình, thay vào đó bà Tư Hường đã chuyển giao dần cho các con. Nhưng dường như, quá trình chuyển giao này còn dài và chưa ai có thể vượt qua được lão bà doanh nhân này.

Thập kỷ truyền nghiệp

 

Năm 2014, Ngân hàng Nam Á (NamABank) chứng kiến khá nhiều sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông. Bà Trần Thị Hường, thường được gọi là lão bà doanh nhân Tư Hường (sinh năm 1936) đã chuyển nhượng gần 13,5 triệu cổ phần NamABank, giảm tỷ lệ nắm giữ từ gần 5% xuống còn 0,472%.

 

Đây có lẽ là một bước tiến mới trong quá trình truyền lại sự nghiệp kinh doanh của lão bà doanh nhân Tư Hường cho con cái sau nhiều năm quay vòng các vị trí lãnh đạo giữa các người con với nhau.

 

Trước đó, hồi đầu năm 2013, giới đầu tư khá bất ngờ khi thấy á hậu Dương Trương Thiên Lý trở thành cổ đông lớn của NamABank. Tháng 8/2011, á hậu cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2008 đã kết hôn ở tuổi 22 với Tony Toàn, một Việt kiều Canada hơn cô 20 tuổi.

 

Sau đám cưới, ông Nguyễn Quốc Toàn được nhiều người biết tới là con trai cả của bà Tư Hường - bà chủ của Tập đoàn Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á, người đã mang cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới đến Việt Nam.

 

Con dâu bà Tư Hường đã nhanh chóng sở hữu một lượng cổ phiếu trị giá gần 150 tỷ đồng, tương đương 4,92% cổ phần của NamABank. Bên cạnh đó, một cổ đông mới toanh khác khi đó cũng xuất hiện tại NamABank là Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương, sở hữu trên 10% cổ phần. Công ty này do ông Toàn làm chủ tịch.

 

Tư Hường, Hoàn Cầu, Ngân hàng Nam Á, gia đình trị, Nguyễn Quốc Toàn, Dương Trương Thiên Lý, NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, Eximbank, EIB, Sacombank, STB, lợi-nhuận, tá

Tại NamABank, bà Tư Hường cùng gia đình là cổ đông chính nhưng từ lâu bà chỉ đóng vai trò cố vấn.

 

Với sự xuất hiện của 2 cổ đông mới nói trên thì những cổ đông lớn khác của NamABank, trong đó có bà Tư Hường, đều giảm bớt tỷ lệ sở hữu so với cuối năm 2011. Sự nổi lên của ông Toàn và vợ có lẽ bắt đầu từ đây.

 

Tại NamABank, bà Tư Hường cùng gia đình là cổ đông chính nhưng từ lâu bà chỉ đóng vai trò cố vấn. Trong một thời gian khá dài, những người con của bà Tư Hường đã lần lượt nắm các vị trí cao nhất tại NH này, bắt đầu từ ông Nguyễn Quốc Mỹ (con trai), rồi con rể Huỳnh Thanh Chung, trước khi chuyển qua cho bà Nguyễn Thị Xuân Loan (con gái) giữ chức chủ tịch từ 4/2011.

 

Tại ĐHCĐ NamABank 2014, hàng loạt các thay đổi đã diễn ra. NH có 3 thành viên HĐQT từ nhiệm và bổ sung thay thế 3 thành viên mới ngay trong đại hội. Trong đó, chủ tịch HĐQT và phó chủ tịch lần lượt là con gái và con rể bà Trần Thị Hường - cố vấn HĐQT ngân hàng - từ nhiệm ngay trong đại hội.

 

Thay thế cho vị trí chủ tịch của con gái bà Hường - Nguyễn Thị Xuân Loan không ai khác chính là ông Nguyễn Quốc Toàn. Ông Nguyễn Quốc Mỹ vẫn giữ cương vị Phó Chủ tịch HĐQT. Với tỷ lệ 3/8 trong HĐQT cùng với tỷ lệ cổ phiếu tại NH không thay đổi, vị thế của gia đình bà Tư Hường vẫn rất lớn, có tiếng nói quan trọng trong NH này.

 
Giao quyền cho con
 

Cũng trong năm 2014, Á hậu Thiên Lý bất ngờ bán hết, không còn sở hữu cổ phiếu của NamABank. Tuy nhiên, vị thế của vợ chồng đại gia Toàn-Lý dường như không thay đổi tại đây.

 

Tư Hường, Hoàn Cầu, Ngân hàng Nam Á, gia đình trị, Nguyễn Quốc Toàn, Dương Trương Thiên Lý, NamABank, Tư-Hương, Trần-Thị-Hường, Á-hậu, Dương-Trương-Thiên-Lý, Tony-Toàn, Nguyễn-Quốc-Toàn, sở-hữu-chéo, thống-trị, Eximbank, EIB, Sacombank, STB, lợi-nhuận, tá

Vị thế của vợ chồng đại gia Nguyễn Quốc Toàn - Dương Trương Thiên Lý dường như vẫn không thay đổi tại NamABank

 

Tính tới cuối tháng 6/2014, ông Nguyễn Quốc Toàn (chủ tịch) nắm giữ 15 triệu cp (5%); Nguyễn Chấn (cha ông Toàn): 2,46 (0,82%); Trần Thị Hường (mẹ - cố vấn HĐQT): 1,42 triệu (0,47%); Nguyễn Quốc Mỹ (em - Phó chủ tịch): 12,93 triệu (4,31); Nguyễn Thị Xuân Ngọc (em): 1,13 triệu (0,38%); Nguyễn Thị Xuân Loan (em): 1,96 triệu (0,654%).

 

Cổ đông liên quan như: Công ty CP Thành Công nắm giữ: 7,73 triệu (2,58%). Ngoài ra ông Phan Đình Tân (Phó chủ tịch NamABank) nhiều năm là TGĐ Hoàn Cầu 8,6 triệu cổ phiếu, 2,86% cổ phần. Công ty TNHH Rồng Thái Bình Dương sở hữu 14,26% cổ phần của NamABank.

 

Từ đó đến nay, các thông tin mới về quản trị và sở hữu của NamABank không được cập nhật trong khi những thông tin quanh việc M&A liên quan tới NamABank lại nổi lên.

 

Vị thế của gia đình bà Tư Hường có thể sẽ còn lớn mạnh hơn khi mà có nhiều tín hiệu cho thấy Ngân hàng Eximbank có thể sẽ về với NamABank. Thông tin về cuộc “hôn nhân” giữa Eximbank và NamABank lại được dấy lên sau khi TGĐ Trần Ngô Phúc Vũ và nguyên Phó TGĐ Trần Ngọc Tâm của NamABank đều có tên trong danh sách ứng cử thành viên HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2015-2020 và 2 nhân vật này đại diện tới hơn 20% số cổ phần có quyền biểu quyết tại Eximbank.

 

Trên thương trường, trong hàng chục năm nay, bà Tư Hường là nữ doanh nhân này đã rất nổi tiếng với hàng loạt các dấu ấn rất lớn như xây dựng Bia Khánh Hòa, Nhà máy Sài Gòn Cola, Nhà máy nước tăng lực Lipovitan, đầu tư cả nghìn tỷ vào khu nghỉ dưỡng Diamond Bay và các hạng mục phục vụ cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ Thế giới (Miss Universe) 2008, lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam…

 

Hiện tại, bà Hường vẫn là cố vấn của Ngân hàng Nam Á nhưng dường như doanh nhân U80 này đang thực hiện nốt những bước truyền nghiệp cho thế hệ đi sau.

 

Con dâu cả của bà - á hậu Thiên Lý hiện là Giám đốc quốc gia Tổ chức Miss Universe thế giới (MUO) tại Việt Nam. Giữa tháng 5 vừa qua, CTCP Hoàn Vũ Sài Gòn (SG Unicorp) công bố cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam (Miss Universe Vietnam) 2015 được tổ chức ở sân khấu Hoàn Vũ (Crown Convention Center) nơi từng diễn ra cuộc thi Miss Universe thế giới 2008, do tập đoàn của bà Tư Hường đầu tư.

 

Theo Huấn Tú

Vietnamnet

Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *