Bất động sản 10/10/2014 15:37

Những cây cầu làm nên tầm vóc thế kỷ của Hà Nội

FICA - Cùng với lịch sử nghìn năm văn hiến của Hà Nội, những cây cầu bắc qua dòng sông Hồng lịch sử đã chứng kiến bao biến thiên của đất và người nơi đây, ghi nhận những đổi thay...

Cầu Long Biên – huyền thoại vắt qua hai cuộc trường chinh

 

Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902). Ban đầu, cầu được phía Pháp đặt tên của toàn quyền Đông Dương Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề. Sau này khi chính quyền giải phóng, cầu mới được đặt lại tên như ngày nay.

 

Những tấm ảnh đen trắng chụp cầu Long Biên đẹp như tranh thủy mặc

Cây cầu là chứng nhân lịch sử khi ngày 10/10/1954 - Giải phóng thủ đô - những người lính Pháp cuối cùng vội vã rời Hà Nội trên cầu Long Biên.

 

Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm.

 

Cầu Long Biên đến nay đã có tuổi đời hơn 1 thế kỷ (112 năm), trải qua nắng mưa, bom đạn, đi cùng với lịch sử và chiều dài theo những biến thiên của đời sống người Hà Nội.

 

Ảnh minh họa

 

Cây cầu cũng chứng kiến người lính Pháp cuối cùng rời Hà Nội, sau thất bại của họ tại Điện Biên Phủ 60 năm về trước (tháng 7/5/1954)

 

Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì).

 

 

Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác.

 

Ảnh minh họa

 

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(1965-1968),cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần,hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần,phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt.

 

Ảnh minh họa

Cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh.

 

Cầu Thăng Long - biểu tượng tình hữu nghị Việt - Xô

 

Cầu Thăng long bắc qua sông Hồng nối trung tâm Hà Nội với đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, Cảng hàng không Quốc tế Nội bài.

 

Đây là công trình thế kỷ, biểu tượng cho tình hữu nghị Việt Nam – Liêng bang Xô Viết.

 

Cây cầu có kết cấu giàn thép, chiều dài hơn 3250 m, gồm 2 tầng, 25 nhịp phần chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường dành cho xe thô sơ.

 

 

Cầu được khởi công xây dựng năm 1974 và chính thức khánh thành vào ngày 9 tháng 5năm 1985.  Hiện nay, cầu Thăng Long là 1 trong những cây cầu sắt dài nhất của Hà Nội, bắt đầu từ địa phận quận Bắc Từ Liêm nối sang địa phận huyện Mê Linh. Cây cầu trọng điểm của phía bắc thành phố đi các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc.

 

Cầu Chương Dương - Cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm như cầu treo. 

Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội. Đây là cây cầu lớn lần đầu tiên được thiết kế và thi công tại Việt Nam không cần có sự trợ giúp kỹ thuật của các kỹ sư nước ngoài. Tại cây cầu này các kỹ sư cầu đường của Việt Nam tự thử sức mình để có thể tự thiết kế và thi công các cây cầu lớn khác.

Ngắm vẻ đẹp từ trên cao cây cầu xây năm 1983

Những năm 80 của thế kỷ XX, cả Hà Nội chỉ có cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Do làn đường ôtô quá nhỏ nên cảnh ách tắc luôn xảy ra và cầu được mệnh danh là cây cầu dài nhất thế giới do xe phải mất nhiều tiếng đồng hồ mới qua được. Trong khi đó, cầu Thăng Long còn đang dở dang và dù có xong thì nó cũng không chia sẻ được nhiều do vị trí quá xa trung tâm. Do vậy, dựng ngay một cây cầu để vào trung tâm Hà Nội là ưu tiên số một và chủ trương ban đầu là làm tạm một cầu treo.

Trách nhiệm chỉ đạo xây dựng cầu được giao cho tân Thứ trưởng Bùi Danh Lưu. Ông cùng lãnh đạo Bộ thuyết phục Chính phủ làm cầu sắt vĩnh cửu với tốc độ làm cầu treo. 

Sau một năm chín tháng, vào ngày 30-6-1985, cầu Chương Dương khánh thành, vượt tiến độ 12 tháng, chấm dứt hoàn toàn cảnh tắc nghẽn trên cầu Long Biên.

Cầu Chương Dương đã đi vào lịch sử với tên tuổi đồng chí Bùi Danh Lưu. Trả lời về việc thuyết phục thành công cấp trên thay đổi quyết định ông nói: "Bên cạnh những lý lẽ khoa học thì đặc biệt là phải hết sức công tâm vì nước, vì dân. Bởi tiền chúng ta xây cầu cũng là tiền của dân.

Cầu Vĩnh Tuy – Dải yếm thứ 5 qua dòng lịch sử

 

Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu thứ 5 bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long Biên. Cây cầu được người dân Hà Nội ví như 1 dải yếm vắt qua dòng sông Hồng lịch sử.

 

 

Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.      Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m)

 

 

Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 34.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010. Tổng chiều dài gần 15 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam hiện nay.

 

Cầu cạn vành đai 3 - Huyết mạch mới của nội đô

 

Cầu cạn vành đai ba là tuyến đường trên cao dài 15 km dành riêng cho ôtô chạy suốt với tốc độ đến 100 km/giờ. Cầu chạy trên toàn tuyến vành đai ba của Hà Nội, góp phần giải quyết ùn tắc lớn cho TP Hà Nội và tạo nên điểm nhấn về sự phát triển của thành phố

 

 

Trong gần 3 năm, tuyến đường trên cao đã hoàn thành, kết nối với đoạn cầu cạn Pháp Vân dài 6 km, tạo thành đường trên cao vành đai 3 dài 15 km, nối với cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và cầu Thanh Trì. Kết nối xa hơn là quốc lộ 5 và đại lộ Thăng Long, tạo thành tuyến giao thông liên hoàn hiện đại.

 

 

Toàn tuyến bao gồm 385 m đường dẫn và 8,5 km cầu cạn chạy suốt với với 4 làn xe, chiều rộng mặt cầu 24 m, tốc độ tối đa 100 km/h. Dự án có vốn đầu tư 5.547 tỷ đồng, từ nguồn vay ODA của Nhật Bản.

 

Cầu Thanh Trì – Dự án cầu lớn nhất Đông Dương

 

Cầu Thanh Trì là cây cầu  lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì).

 

Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy. Cầu Thanh Trì hoàn thành đã góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủ đô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất Đông Dương hiện nay.

 

 

Ngày 18 tháng 8 năm 2006, hợp long cầu Thanh Trì và đến ngày 9 tháng 10 năm 2010, cầu được khánh thành cùng với cầu vượt Pháp Vân.

 

Dự án cầu Thanh Trì có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng (410 triệu USD), sử dụng vốn vay ODA, chủ đầu tư là Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam.

 

Cầu Nhật Tân - biểu tượng tình hữu nghị Việt Nhật

 

Cầu Nhật Tân là một cây cầu đang được xây dựng nằm trong tổng số 7 cầu bắc qua sông Hồng đoạn Hà Nội, kết cấu nhịp của cầu chính theo dạng cầu dây văng nhiều nhịp với 5 trụ tháp hình thoi và 6 nhịp dây văng.

 

 

Cầu bắt đầu tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến điểm cuối giao là xã Vĩnh Ngọc huyện Đông Anh.

 

 

Cầu được khởi công ngay sau khi hoàn thành cầu Thanh Trì và hoàn thành nhân kỷ niệm Thăng Long-Hà Nội 1000 năm. Theo dự án, cầu được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực với 5 trụ tháp, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng.

 

Mặt cầu rộng 33,2m chia thành 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe buýt, 2 dải xe hỗn hợp, phân cách giữa, đường dành cho người đi bộ. Cầu dài 3,9 km và có đường dẫn 4,5 km, trong đó phần chính của cầu qua sông dài 1,5 km. Tổng mức đầu tư dự định cho cầu từ 7500 tỷ đến 8000 tỷ đồng theo hình thức vố ODA của Nhật Bản.

 

Cầu Nhật Tân vừa được Chính phủ đồng ý mang tên Cầu hữu nghị Việt - Nhật, để làm biểu tượng cho tình hữu nghị của Nhật Bản và Việt Nam.

 

 

Nguyễn Tuyền (Tổng hợp)

Chuyên mục: Bất động sản

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *