Nhà đẹp 09/10/2014 09:28

Làm nhà "nay" vận dụng phong thủy "xưa"

Việc trước tiên, xác định tâm và trục của cuộc đất, định vị vị trí ngôi nhà trên trục “long mạch” đó.

Bao bọc quanh những thành phố lớn Việt Nam, là những vùng sơn cốc (núi đồi) rất đa dạng, cách không xa trung tâm. Nước ta cũng đang bắt kịp nhịp cùng các nước tiên tiến trên thế giới về chất lượng cuộc sống, về thẩm mĩ cũng như nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí. Với hệ thống giao thông sẵn có và ngày một mở rộng là điều kiện tốt cho việc hình thành những ngôi nhà lí tưởng trên khuôn viên đất đẹp về cảnh quan cũng như yếu tố phong thủy đặc trưng của phương Đông áp dụng trong đó.

Yếu tố phong thủy là của phong (gió), Thủy (nước) với dương trạch (xây dựng nhà ở) thì sản phẩm kết tinh của phong thủy được thể hiện trên mặt đất là cây cối. Sự tươi tốt của cây cỏ thể hiện sự thịnh vượng của gia đình, mảnh đất đó. Những người có chuyên môn về phong thủy tổng thể sẽ biết phân tích hình thể, cụ thể của gió và nước đến và đi, tốt hay xấu cho nhà mình. Khi đã chọn được vị trí lí tưởng cho xây cất nhà cửa, yếu tố quan trọng tiếp theo là phân chia bố cục, vị trí ngôi nhà và cảnh quan xung quanh.


1. Vị trí ngôi nhà

Việc trước tiên ta phải xác định tâm và trục của cuộc đất, định vị vị trí ngôi nhà trên trục “long mạch” đó Ngôi nhà nên bố trí hơi lùi về phía sau trục long mạch. Tiếp đó, xác định hình tượng xung quanh ngôi nhà cho sự bảo vệ, che chở và thể hiện sự hiểu biết của gia chủ.

Thanh long – phương Đông - bên trái – tượng con rồng xanh (bố trí gò thấp, trải dài lấy tượng con rồng xanh), kết hợp với trồng cây. Người xưa thường dùng làm đường dẫn vào sân nhà.

Bạch Hổ - phương Tây - bên phải - tượng là con hổ trắng ( bố trí cao hơn và không trải dài. Lấy thế của con hổ ngồi), đối với người nhà quê, vị trí này là của đống rơm.

Huyền Vũ – phương Bắc – phía sau – tượng là con rùa đen. Có thể làm gò cao, tạo thế lợi ôm vào ngôi nhà. Người xưa dùng cây mít, cây chuối nhằm che chở và tránh gió lạnh.

Ảnh 1: Ngôi nhà thường được bố trí hơi lùi về phía sau trục long mạch. Phía trước ngôi nhà thông thoáng, phía sau vững chắc. Cây cối trên đất tốt tươi được xem là một dấu hiệu đất “vượng”. Ảnh: ASPACE.

Ngoài ra phía trước nhà nên có nước, nếu không có thể đào thêm sẽ rất tốt, điều tiết. quân bình không khí cho toàn bộ cuộc đất, cũng như cung cấp thêm bầu không khí tươi nhuộm cho người sinh hoạt trong đó.

2. Nguyên tắc bố trí cây xanh

Trong thiết kế việc bài trí cây xanh trong nhà đã trở nên phổ biến. Bất cứ không gian nào cũng có sự hiện diện của màu xanh của cây cỏ. Yếu tố mộc ngoài việc làm cho không gian ngôi nhà thêm gần gũi với thiên nhiên, trong phong thủy, nó có tác dụng tăng cường sinh khí cho ngôi nhà.

Ảnh 2: Quy hoạch tổng thể nhà vườn trên khuôn viên đất 1878m2 gồm nhà biệt thự (cho gia chủ sinh năm 1950), ao, bể vầy, hệ thống cây xanh trên đất đồi có chênh 2 cốt khá rõ ràng. Khu nhà vườn giữ lại khá nhiều cây xanh đã có sẵn như bằng lăng phía lối vào cổng (cây cho hoa tím rất đẹp), hàng cau phía trước nhà chính, mít, xoài phía sau nhà, tường kè đá ong và giữ lại hàng chè bám tường làm trang trí. Ranh giới chênh cốt khá lớn được kè đá cho cỏ mọc xen kẽ. Yếu tố phong thủy, nắng, gió, nước được nghiên cứu kỹ lưỡng và là tâm điểm xuyên suốt quá trình hình thành ngôi nhà. Ảnh: ASPACE.

Thuật phong thủy có cả một hệ thống quan điểm hoàn chỉnh, với những nhà phố, cửa hàng kinh doanh thì không câu nệ lắm. Ở nông thôn cây cối được xem như một tấm áo choàng bao bọc cho ngôi nhà. Vùng sơn cốc, đồi núi, cây cối giúp cản khí lạnh. Cây cỏ xanh tươi sinh khí thịnh vượng, che chở cho địa mạch. Cây xanh có tác dụng làm đẹp, ngoài ra còn có thể hóa giải những bất lợi của ngôi nhà về mặt phong thủy. Một chậu cây cảnh xinh xinh đặt ở nơi ít di chuuyển giống như tấm bình phong cản trở khí xấu cho ngôi nhà. Vì vậy, việc bố trí cây xanh rất đáng lưu ý.

Theo quan niệm, trồng cây xanh thích hợp sẽ làm tăng vượng khí cho gia đình. Chúng ta không thể tùy tiện trồng cây mà nên tuân theo quy luật tự nhiên (yếu tố phong thủy).


Trồng cây theo bản mệnh

Với 2 năm 1 bản mệnh, ta có thể xác định bản mệnh của từng người. Nó gắn liền với tính chất của vật chất trong tự nhiên. Mộc là cây cối, Hỏa là lửa, Thổ là chất đất, Kim là kim loại, và Thủy là nước. Căn cứ vào đó, và tính tương sinh tương khắc ngũ hành thì cây cối cũng được phân định dựa vào tính chất, hình dạng, màu sắc .

Cây mệnh Mộc thường có dạng thô, tán cây bằng phẳng, không sắc nhọn như cây mệnh Hỏa hay Kim, không uốn lượn như cây mệnh Thủy. 

Cây mệnh Hỏa là những cây nhiều màu đỏ, như cây tía tô, cây trạng nguyên. Những cây có hoa, lá màu vàng là cây mệnh Thổ, màu trắng là Kim. Còn những cây có hình dáng uốn lượn, như cây liễu với hình dáng nhẹ nhàng, uyển chuyển là thuộc Thủy .

Bài trí cây hợp phong thủy

Đối với nhà vườn, hay nhà có khuôn viên rộng, điều lý tưởng là được trồng cây để tạo ra màu xanh cho không gian. Diện tích rộng gia chủ thường thích những loại cây gần gũi, mộc mạc và đậm chất thôn quê. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý đến phương hướng của chúng, để bố trí sao cho hợp tự nhiên:


Cây liễu nên trồng phương Đông.

Cây dương liễu nên trồng các phương Bính, Ngọ, Đinh, Mùi. Cây Tùng nên trồng ở phương Sửu, Dần, Giáp, Mẹo. Cây táo ở phương Nam. Cây hoa đào ở phương Bắc. Cây dâu ở phương Tây Nam. Rừng lớn (nhiều cây) nên trồng ở phương Thìn, Tốn, Tỵ. Rừng trung bình nên ở phương: Tuất, Kiền, Hợi.

 Theo Kiến trúc ASPACE

Chuyên mục: Nhà đẹp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *