Tiền và Hàng 28/06/2015 22:22

Đến quả vải Việt cũng bị Trung Quốc chèn ép

Khó khăn lắm mới vào được thị trường Mỹ, Australia nhưng quả vải của Việt Nam đang gặp khó vị khó cạnh tranh với vải Trung Quốc.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên
 
Tờ Tuổi trẻ phản ánh thông tin từ Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM cho biết một thực tế quả vải của Việt Nam đang cõng nhiều chi phí khiến giá thành cao và không thể cạnh tranh nổi với vải cua Trung Quốc.

Theo đó vị này tính toán, cộng tất cả chi phí khi tới Australia, vài thiều sẽ có giá ở mức 177.000 đồng/kg.

Trong giá này sẽ bao gồm giá mua vải tại vườn là 15.000 đồng/kg được vận chuyển về nhà máy sơ chế và đóng gói để loại bỏ cành lá, trái không đạt chuẩn, giá thành 1kg vải tươi khi đó lên đến 30.000 đồng, cộng với bao bì 6.500 đồng/kg, tiền nhân công và vận chuyển bằng xe lạnh từ miền Bắc ra sân bay Nội Bài 5.000 đồng/kg.

Cước phí vận chuyển hàng không từ Hà Nội vào TP.HCM, tiền vận chuyển từ sân bay đến nhà máy chiếu xạ là 11.500 đồng/kg, công chiếu xạ và thủ tục hải quan khoảng 18.000 đồng/kg.

Sau đó, các công ty phải trả tiền vận chuyển trái vải từ TP.HCM đi Úc mất 106.000 đồng/kg nữa. Tổng cộng, giá thành trái vải Việt Nam đến sân bay của Úc khoảng 177.000 đồng/kg (trong khi đó, vải Trung Quốc đến Úc chỉ khoảng 105.000 đồng/kg và bán ở siêu thị khoảng 16 đôla Úc/kg).

Không chỉ bị cạnh tranh ở thị trường quốc tế, ngay ở thị trường nội địa nông sản Việt cũng bị hàng Trung Quốc chèn ép.

Như khoai tây, cà chua, hành tỏi ngập tràn thị trường Việt với giá chỉ bằng một nửa hoặc 2/3 nên ngay cả trong nước cũng không dễ tiêu thụ các mặt hàng này.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng nông sản nói riêng và hàng hóa Việt Nam nói chung khó cạnh tranh được với hàng Trung Quốc bởi bị hổng nghiêm trọng ở khâu phân phối và cả sản xuất.

“Vấn đề này không mới và chúng ta đã đề cập từ nhiều năm qua. Song tôi thấy việc tiết kiệm tối đa chi phí, đưa hàng hóa thẳng từ trang trại đến cái giỏ bà nội trợ của chúng ta đang có lỗi hệ thống ghê gớm. Lỗi hệ thống phân phối, lỗi trong quy hoạch sản xuất khiến hàng hóa phân bổ không đồng đều, giá từ tháng trước sang tháng sau đôi khi đội lên gấp mấy lần là không chấp nhận được”, ông Thành nói.

Theo Phương Nguyên (Tổng hợp)
Đất Việt
Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *