Những ngành nào sẽ hưởng lợi khi Hiệp định RCEP có hiệu lực?

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) quy mô GDP 26.200 tỷ USD đã được ký kết trực tuyến ngày 15/11

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) là hiệp định thương mại tự do được đề xuất giữa 10 quốc gia thành viên của ASEAN và các đối tác đối thoại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Vậy siêu hiệp định RCEP sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho Việt Nam? Trả lời câu hỏi này, đại diện phía Bộ Công Thương cho biết, Hiệp định RCEP khi được thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ (thay vì áp dụng 5 bộ quy tắc xuất xứ của 5 hiệp định FTA như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, Bộ Công Thương nhấn mạnh việc này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.

Sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các bên sẽ ngay lập tức thực hiện các cam kết, trong đó có các cam kết thuế quan. Việt Nam và các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 64% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đến cuối lộ trình sau 15-20 năm, Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan với khoảng 85,6 % - 89,6% số dòng thuế với các nước đối tác, còn các nước đối tác sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam từ 90,7% - 92% số dòng thuế. Các nước ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan cho Việt Nam trong khoảng 85,9% - 100% số dòng thuế.

Một số mặt hàng được các nước xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực được kể đến như viễn thông, công nghệ thông tin, trang thiết bị cơ khí, máy móc, dụng cụ phụ tùng, hóa chất… và các sản phẩm của ngành nông nghiệp.

Các chuyên gia cho rằng, ngoài những mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế và hiện nay cũng đã tham gia vào các chuỗi cung ứng trên thế giới, các mạng sản xuất của khu vực rất lớn như dệt may, da giày, đồ gỗ… thì còn cơ hội cho phát triển các ngành dịch vụ và đầu tư.

Về cơ hội đối với lĩnh vực nông nghiệp, đại diện Vụ thương mại đa biên, Bộ Công Thương - cơ quan tham gia đàm phán Hiệp định RCEP cho biết, thủy sản sẽ là một trong những ngành có đủ sức cạnh tranh và có thể thâm nhập mạnh vào các thị trường của các đối tác RCEP.

Ngoài ra, việc cam kết cắt giảm thuế quan của Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia và các nước ASEAN về 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực và của Hàn Quốc sau lộ trình cam kết 10-15 năm đối với phần lớn mặt hàng thủy sản của Việt Nam sẽ mở ra cơ hội mới cho Việt Nam xuất khẩu mặt hàng có thể mạnh này vào thị trường các nước RCEP một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Nguyễn Khánh

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *