Thời sự 28/06/2019 15:41

Cơ hội và thách thức của các FTA là 50/50 đối với Việt Nam

Đây là khuyến cáo của ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê tại buổi họp báo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng vừa được tổ chức ngày 28/6.

Theo ông Tiến Cơ hội chỉ đạt được các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của FTA, nếu không đáp ứng được yêu cầu trên thì đó là thách thức. Để tận dụng được cơ hội, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải đổi mới cách quản lý, đầu tư công nghệ, vốn. 

Bây giờ tăng trưởng xuất khẩu đang gặp khó khăn vì gian lận thương mại. Cho tới thời điểm này, chưa có cơ quan chức năng nào khẳng định là mặt hàng nào có gian lận thực sự, Bộ Công Thương đưa ra 8 mặt hàng có nguy cơ gian lận thật sự là gỗ, dệt may, da giày, sắt thép, nhôm, máy tính, nhựa và xe đạp. Bộ Công Thương đưa vào tầm ngắm, kiểm soát chặt chẽ để không ảnh hưởng tới xuất khẩu của chúng ta.

Đại diện Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, liên quan tới ngành chế biến chế tạo, 6 tháng mặt hàng điện thoại từ XK giảm trong quý I tăng trong quý II, cho thấy có dấu hiệu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mặt tích cực.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết hiện nay Tổng cục Thống kê phối hợp với một số bộ ngành để có giải pháp loại trừ gian lận thương mại, tránh tình trạng hàng nhập khẩu chỉ sơ chế chút ít rồi xuất sang Mỹ, nếu không làm được điều này chúng ta có thể dẫn tới trừng phạt. 

Việt Nam đang nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Hàn Quốc, chúng ta chế biến - chế tạo - hàng đó sản xuất ở Việt Nam nhưng chúng ta chỉ có công chế biến chế tạo, giá trị lắp ráp chiếm tỷ trọng rất lớn, giá trị gia tăng thấp. 

Tổng cục Thống kê cũng đang tính toán, đưa ra quy định xem hàng sản xuất như vậy có phải hàng Việt Nam, được gắn mác Việt Nam hay không không? Tổng cục Thống kê cũng đang trao đổi với chuyên gia Hàn Quốc để nghiên cứu xử lý chuyện này, nhưng để xử lý chuyện này, cần nhiều thông tin từ Bộ Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước. 

Theo ông Lâm, qua theo dõi về tình hình kinh tế, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ có một số động lực để duy trì tăng trưởng con số cao trong quý III, IV. Trong ngành công nghiệp điện tử, quý I tăng trưởng thấp, quý II có dấu hiệu phục hồi trở lại thể hiện qua tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu của ngành này. 

'Lĩnh vực hóa dầu, công suất nhà máy lọc dầu Nghi Sơn mới đạt 60% vì khâu tiêu thụ sản phẩm lọc dầu chưa tìm được dầu ra, hiểu vì chúng ta vẫn còn hợp đồng ký kết nhập khẩu xăng dầu tư trước nên chưa ký kết hợp tác mua trong nước, nếu có giải pháp mua dầu Nghi Sơn đây sẽ là động lực để thúc đẩy công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng cuối năm cũng như các năm sau tăng trưởng", Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói.

Năm 2018 tăng trưởng ngoạn mục vì có nhiều lý do, năm 2019 so với 2018 hầu hết đều sẽ thấp hơn. Công nghiệp chế bién chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm nay, với mức tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên khó duy trì mức tăng trưởng 2 con số trong thời gian dài.
An  Linh

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *