Quốc tế 21/07/2014 09:46

Vụ MH17: Hé lộ ảnh chụp khoảnh khắc tên lửa được bắn

FICA-Hình ảnh được cho là chụp khoảnh khắc tên lửa đất đối không được bắn vào máy bay Malaysia MH17, khiến máy bay nổ tung trên không và 298 người thiệt mạng.

 

Hình ảnh chụp vệt khói được cho là của tên lửa bắn vào MH17.
Hình ảnh chụp vệt khói được cho là của tên lửa bắn vào MH17.

Hình ảnh được tờ Daily Mail của Anh đăng tải, cho thấy một vệt khói trên bầu trời xanh trong. Theo tờ báo, đây được cho là hình ảnh chụp vài giây sau khi tên lửa được bắn ra nhằm vào MH17 của Malaysia, với tốc độ 1.900 dặm/h.

Và khoảng 2 giây sau khi bức ảnh được chụp, MH17 nổ tung giữa không trung.

Cũng theo tờ báo, tên lửa bắn vào MH17 có vẻ như được bắn từ sát Snizhne, một thị trấn do quân nổi dậy nắm giữ. Mất 12 giây để tên lửa vươn tới mục tiêu, lúc đó  đang bay ở độ cao 33.000 feet.

“Vệt khói này là đường đi của tên lửa đã bắn trúng máy bay Boeing”, người đứng đầu cơ quan tình báo Ukraine Vitaliy Naida khẳng định.

Hệ thống tên lửa Buk được thấy ở Donetsk sau khi MH17 bị bắn hạ.

Vụ MH17: Thi thể các nạn nhân được đưa ra khỏi hiện trường

Hệ thống tên lửa Buk được thấy ở Donetsk sau khi MH17 bị bắn hạ.

Chỉ hai ngày trước thảm họa MH17, từ Snizhne, quân nổi dậy đã dùng tên lửa bắn trúng một máy bay chiến đấu của Ukraine.

Nhiều nguồn tin cho rằng tên lửa bắn vào MH17 là tên lửa Buk, một hệ thống tên lửa tinh và người sử dụng cần phải được huấn luyện kỹ lưỡng trong nhiều tháng.

Vì vậy Jonathan Eyal, thuộc diễn đàn an ninh và quân sự Anh, cho rằng quân nổi dậy “không thể dùng hệ thống tên lửa này mà không có sự tham gia trực tiếp của Nga”.

Đồ họa về khả năng Mh17 bị tên lửa bắn hạ.

Đồ họa về khả năng Mh17 bị tên lửa bắn hạ.

Ngày hôm qua chính phủ Ukraine cho hay họ có bằng chứng chứng tỏ Nga đã cung cấp hệ thống tên lửa này cho quân nổi dậy. Ukraine cũng cho biết 3 thiết bị của hệ thống tên lửa này đã dường như được chuyển vào Nga qua biên giới vào ngày 18/7, chưa đầy 10 tiếng sau thảm họa MH17.

Chúng gồm một xem chở bệ phóng với 4 tên lửa, một bệ phóng tên lửa trống và một xe chỉ huy với các thiết bị phóng.

Bình luận về bức ảnh, Tiến sỹ Eyal cho hay: “Vệt khói trùng hợp với vệt khói của một tên lửa Buk 10 giây sau khi được phóng”.

Trung Anh

Theo Telegraph

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *