Quốc tế 21/09/2019 08:00

Nghịch lý ở California: Giàu đến mức quy mô kinh tế lớn hơn cả nước Anh nhưng lại có vô số người vô gia cư

Tiểu bang California là nơi tập trung một nửa số người vô gia cư của nước Mỹ

 

 

Description: https://ei.marketwatch.com/Multimedia/2019/09/17/Photos/ZH/MW-HR478_tentci_20190917161144_ZH.jpg?uuid=5eb49452-d987-11e9-8172-9c8e992d421eTheo thống kê, số người vô gia cư đang tăng nhanh ở Los Angeles và nhiều thành phố khác

Theo một báo cáo mới của Nhà Trắng cho biết, mỗi khi màn đêm buông xuống ở Mỹ, có hơn nửa triệu người trở thành người vô gia cư, không có nhà để ở, và gần một nửa trong số họ tập trung ở một tiểu bang: California.

Theo một báo cáo mới về tình trạng vô gia cư của Hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, 47% những người vô gia cư –  những người sống ở khu vực không được che chắn, phải ngủ ở vỉa hè, công viên, trong xe hơi hay những tòa nhà bỏ hoang, hiện đang sống ở “tiểu bang Vàng” – tên gọi khác của bang California. Tuy nhiên, những người không có chỗ trú chân như vậy chỉ mới đại diện cho một phần ba (35%) trên tổng số người vô gia cư trên toàn nước Mỹ.

Ở mức độ thành phố, 4 trong 5 thành phố có tỷ lệ người vô gia cư cao nhất đều thuộc tiểu bang California. Đó là các thành phố San Francisco, Los Angeles, Santa Rosa và San Jose. Thành phố còn lại trong top 5 là Seattle.

Trong những tuần gần đây, các báo cáo đã chỉ ra rằng chính quyền tổng thống Trump rất có thể sẽ can thiệp bang California để giải quyết tình trạng vô gia cư ở bang này.

Quận Columbia của California có tỷ lệ dân vô gia cư cao nhất cả nước, gấp 5,8 lần tỷ lệ trung bình ở Mỹ. Tiếp đến là New York, theo sau là Hawaii, Oregon và California. Năm tiểu bang này chiếm 20% tổng dân số của nước Mỹ nhưng lại có đến 45% tổng dân vô gia cư của đất nước này.

Tỷ lệ người vô gia cư ở các bang dọc bờ biển cao hơn so với các bang nằm ở sâu trong đất liền. Nguyên nhân được cho là do giá nhà đất tăng cao. Nhìn chung thì những người sống trên đường phố sẽ tập trung hơn ở các bang có khí hậu ấm áp. Tuy vậy, một số tiểu bang ấm như Texas và Florida lại có dân số vô gia cư ít hơn dự đoán.

Nhà Trắng xác định rằng một số luật lệ địa phương và việc thực hiện trị an có ảnh hưởng tới sự khác nhau này. Theo Báo cáo có nêu ra một số thành phố quản lý chặt chẽ hơn ở các khu dân cư sinh sống, chẳng hạn như hạn chế việc sử lều bạt, cắm trại, không được lang thang cũng như nhiều vấn đề khác.

Tổng thống Trump đưa ra quá nhiều chính sách

Chính quyền của Trump đã đưa ra hàng loạt các đề xuất để kiềm chế cuộc khủng hoảng vô gia cư trên toàn quốc.

Nhà Trắng yêu cầu giảm bớt các quy định, lý do là nhiều tiểu bang và thành phố nếu theo chính sách tổng thống Trump sẽ tạo ra phân vùng khu vực nhà ở, xây dựng nhiều nhà đơn cho người vô gia cư dẫn đến tình trạng không có đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở khác. Sự khan hiếm nhà ở đẩy giá cả tăng lên. Các chuyên gia và chính trị gia đề xuất nới bỏ các chính sách như vậy để thúc đẩy việc xây dựng nhà ở nhiều hơn cho người dân.

Nhưng chính quyền Trump đã nhanh tay hơn khi nêu ra rằng việc thực thi pháp luật đóng một vai trò quan trọng để hạn chế tình trạng vô gia cư.

Báo cáo chỉ ra rằng, nếu bắt giữ hay tống giam chỉ vì họ là người vô gia cư thì rất bất công và sai lầm, nhưng những chính sách cùng với những dịch vụ công thiết yếu thì sẽ giúp họ ra bước khỏi các khu phố và vào những khu vực hợp pháp dành cho người vô gia cư.

Tuần trước, ông Trump bị chỉ trích vì tin đồn rằng chính phủ Mỹ có kế hoạch sử dụng cảnh sát để phá bỏ các trại lều của người vô gia cư (đặc biệt ở Los Angeles), buộc họ phải rời khỏi các lều cá nhân để vào các cơ sở dành cho người vô gia cư do chính phủ điều hành.

Hiệp hội Nhà ở cho người thu nhập thấp nêu rằng: “Giải pháp cho tình trạng vô gia cư là cung cấp những ngôi nhà giá rẻ, chứ không phải những chính sách vô nhân đạo như trừng phạt người nghèo vì họ nghèo đói hay đưa họ vào những khu vực không an toàn, không đủ điều kiện sống, những nhà kho lụp xụp… Đó là những vấn đề cực kỳ quan trọng mà Nhà Trắng cần phải xem xét đến”

Bang California hiện là bang đông dân và giàu có nhất tại Mỹ, với khoảng 40 triệu dân và có nền kinh tế quy mô lớn thứ 5 trên thế giới. Nếu được coi như một nước độc lập, quy mô kinh tế California giờ còn lớn hơn cả nền kinh tế của nước Anh.

Tuy nhiên đi kèm với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ lại là những mặt trái như giao thông tắc nghẽn và đặc biệt là giá nhà tăng quá cao, khiến nhiều người không thể có được chỗ ở vì chi phí đắt đỏ.

 

Thùy Dung

Theo Marketwatch

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *