Đời Sống 19/11/2014 19:54

Mâm cơm của người Việt đang “tăng chất”

FICA - Mặc dù tăng trưởng chậm và chưa đạt được đột phá nhưng tiêu dùng thực phẩm trong nước đang tăng nhanh và bữa ăn của người dân Việt Nam đang được cải thiện và tăng về chất lượng.

Với tốc độ tăng trưởng 4,47%/ năm giai đoạn 2000 – 2012, ngành chăn nuôi đang đóng góp hơn 26,8% tăng trưởng vào ngành nông nghiệp năm 2012. Chăn nuôi được xem là ngành mũi nhọn, nhưng cải thiện chất lượng tăng trưởng của ngành này trong những năm vừa qua chưa tạo đột phá. 12 năm qua, cơ cấu đóng góp của ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp Việt Nam chỉ tăng 7,4% từ 19,4% (năm 2000) lên 26,8% (năm 2012), mức tăng trung bình/năm chưa đầy 0.6%.

 

Tiêu dùng thịt tăng trung bình  2,1%/ năm

 

Theo Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT, tiêu dùng thịt lợn nói riêng và các loại thịt khác nói chung của Việt Nam đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây. Trong giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng tiêu dùng đạt khoảng 2,1%/năm.

 

 

Tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi như thịt và trứng đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2002 – 2012. Trung bình, tiêu dùng thịt/người/tháng tăng từ 1,3 kg năm 2002 lên 1,8 kg năm 2012. Sự gia tăng tiêu dùng thịt chủ yếu đến từ khu vực nông thôn khi lượng tiêu dùng tăng khoảng 0,6 kg/người/tháng, trong khi tại thành thị tăng khoảng 0,2 kg/người/tháng trong giai đoạn 10 năm từ 2002 – 2012.

 

Đối với trứng gia cầm, tiêu thụ bình quân đầu người/tháng tăng khoảng 1,4 quả trong giai đoạn 2002 – 2012, cụ thê từ 2,2 quả/người/tháng lên 3,6 quả/người/tháng. Trong giai đoạn này, cả 2 nhóm người tiêu dùng tại thành thị và nông thôn đều có xu hướng tiêu dùng tăng lên khoảng 0,5 quả/người/tháng.

 

Tiêu dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ chăn nuôi như thịt và trứng đang có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2002 – 2012. Trung bình, tiêu dùng thịt/người/tháng tăng từ 1,3 kg năm 2002 lên 1,8 kg năm 2012.

 

Sự gia tăng tiêu dùng thịt chủ yếu đến từ khu vực nông thôn khi lượng tiêu dùng tăng khoảng 0,6 kg/người/tháng, trong khi tại thành thị tăng khoảng 0,2 kg/người/tháng trong giai đoạn 10 năm từ 2002 – 2012. Đối với trứng gia cầm, tiêu thụ bình quân đầu người/tháng tăng khoảng 1,4 quả trong giai đoạn 2002-2012, cụ thê từ 2,2 quả/người/tháng lên 3,6 quả/người/tháng.

 

Trong giai đoạn này, cả 2 nhóm người tiêu dùng tại thành thị và nông thôn đều có xu hướng tiêu dùng tăng lên khoảng 0,5 quả/người/tháng.

 

90% thịt được tiêu thụ ở chợ truyền thống

 

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tiêu dùng thịt nói chung tại Việt Nam vẫn chủ yếu qua các kênh phân phối truyền thống như các chợ tạm và chợ cố định (chiếm hơn 90%) vì thói quen đi chợ hằng ngày hay tiêu dùng thịt tươi sống. Đặc biệt, đối với gia cầm (gà và vịt) người tiêu dùng tại nhiều nơi vẫn thích được lựa chọn những con gia cầm còn sống và được giết mỗ ngay tại chợ thay vì tiêu dùng sản phẩm đã được giết mổ sẵn.

 

 

Tuy nhiên, có sự chuyển biến đáng kể ở hai thị trường tiêu dùng trọng điểm là TP HCM và Hà Nội khi tỷ lệ người tiêu dùng tại siêu thị đang được cải thiện.

 

Tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh, thói quen tiêu dùng đang dần dần chuyển từ việc tiêu thụ sản phẩm gia cầm chưa qua giết mỗ sang sản phẩm được giết mỗ tại cả chợ cố định, chợ tạm, và siêu thị.

 

Tại Hà Nội, số lượng chợ truyền thống là hơn 400 và có xu hướng tăng lên, trong khi các siêu thị và trung tâm thương mại lại tăng chậm hoặc có xu hướng giảm vào khoảng trên dưới 100 siêu thị và 16 trung tâm thương mại. Ngược lại, tại Tp. Hồ Chí Minh, số lượng chợ truyền thống giảm từ 255 chợ năm 2010 xuống còn 243 chợ năm 2013, hệ thống siêu thị lại gia tăng mạnh mẽ từ 82 vào năm 2008 lên 185 siêu thị năm 2013, số trung tâm thương mại cũng tăng khoảng gần 50% từ 18 lên 31 trong giai đoạn 2008 – 2013.

Nguyễn Tuyền

 

 

Chuyên mục: Đời Sống

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *