Dòng chảy vốn 27/03/2014 08:15

Việt Nam rời top 10 thị trường mới nổi có thể soán ngôi BRICS

FICA - Việt Nam tuy có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhưng hệ thống tài chính vẫn chưa được kiểm soát tốt, kinh tế trưởng tại Coface, ông Yves Zlotowski nhận định.

Theo đánh giá, khảo sát tổ chức bảo hiểm và tín dụng Coface (Pháp), sau 10 năm phát triển mạnh, 5 nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) bắt đầu tăng trưởng chậm lại. Tổ chức này cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của BRICS năm nay chỉ khoảng 3,2%, thấp hơn mức trung bình 10 năm trước.


Trong khi đó, một số nền kinh tế khác nổi lên nhờ tăng trưởng nhanh hơn. Coface đã liệt kê ra 10 nền kinh tế mới nổi có tiềm năng có thể coi là những nền kinh tế mới nổi có với tiềm năng soán ngôi thành viên trong nhóm 5 nền kinh tế BRICS, và chia thành 2 nhóm.


Nhóm thứ nhất gồm Peru, Philippines, Indonesia, Colombia và Sri Lanka (hay gọi chung là nhóm PPICS). Nhóm này có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ môi trường kinh doanh tốt.


Nhóm thứ hai gồm Kenya, Tanzania, Zambia, Bangladesh và Ethiopia. Theo Coface, môi trường kinh doanh những nền kinh tế này vẫn “rất khó khăn hoặc cực kỳ khó khăn” và có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.


Tuy nhiên, trưởng bộ phận đánh giá rủi ro tại Coface, Julien Marcilly, cho rằng, chất lượng quản lý môi trường kinh doanh của Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga năm 2001 cũng giống như ở Kenya, Tanzania, Zambia, Bangladesh và Ethiopia bây giờ.


Điều khác biệt là hiện 10 nền kinh tế mới nổi chỉ chiếm 11% dân số toàn cầu trong khi từ năm 2001, dân số BRICS đã chiếm 43% toàn cầu. Tổng GDP của 10 nền kinh tế mới nổi chỉ bằng 70% GDP của BRICS năm 2001, và thâm hụt tài khoản vãng lai tơi 6%, trong khi BRICS tính trung bình luôn thặng dư.


Ở khía cạnh tích cực, 10 nền kinh tế mới nổi có mức lạm phát chỉ 2,8%, thấp hơn so với của BRICS năm 2001, nợ công của họ cũng chỉ chiếm 40% GDP, trong khi của BRICS trước kia là 54%.


Ngày nay, bất chấp những điều kiện thuận lợi như về nhu cầu tiêu thụ, tăng trưởng của BRICS bắt đầu chậm lại. Ông Marcilly cho rằng BRICS đang dịch chuyển sang một giai đoạn mới bởi hoạt động xuất khẩu của họ kém cạnh tranh hơn. Đó cũng chính là lý do Coface khảo sát để xác định làn sóng những thị trường mới nổi mới có tiềm năng tăng trưởng trên 4%, với nền kinh tế đa dạng không phụ thuộc vào xuất khẩu nguyên liệu thô và có thể chống chịu với các cú sốc kinh tế, hệ thống tài chính có khả năng hỗ trợ đầu tư song không gây rủi ro tăng trưởng quá nóng.


Việt Nam bị loại khỏi danh sách lựa chọn của Coface với lý do mặc dù có tiềm năng tăng trưởng mạnh nhưng hệ thống tài chính vẫn chưa được kiểm soát tốt, kinh tế trưởng tại Coface, ông Yves Zlotowski cho biết.

Phương Linh
Theo Coface, AFP

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *