Doanh nghiệp 20/04/2021 09:46

Hàng hóa khó cạnh tranh vì gánh nặng chi phí logitstics

Hạn chế về quy mô vốn, trình độ quản lý, nguồn nhân lực, hạn chế về cơ sở hạ tầng... là những điểm yếu kéo giảm sức cạnh tranh của ngành dịch vụ logitstics Việt Nam.

Tại Hội thảo Phát triển thị trường dịch vụ logistics cho DN do Bộ Công thương tổ chức sáng 20/4 tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, các DN dịch vụ logistics cần kết nối với nhau để tạo thành sức mạnh tập thể, như vậy mới có thể tiến xa trên con đường hội nhập.

Điễm nghẽn logistics

Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), hiện nay 95% các doanh nghiệp (DN) logistics đang hoạt động là DN nhỏ và vừa, quy mô hạn chế cả về vốn và nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa DN dịch vụ logistics với DN xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, các DN logistics trong nước bị hạn chế về “sân chơi” ở cả chiều mua và bán.

Hiện tại, theo thống kê, vận tải hàng hóa nội địa trên đường bộ chiếm 65% tổng sản lượng vận tải trong khi đường sắt chỉ chiếm 0.6%, đường biển 18%. Như vậy, thị phần của các phương thức vận tải hàng hóa còn chênh lệch rất lớn, chưa được đồng bộ hợp lý.

 

Thừa nhận những hạn chế của ngành logistics hiện nay, ông Đỗ Xuân Quang, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội DN  Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho hay, quy mô DN hạn chế là một trong những rào cản khi cung cấp chuỗi dịch vụ logistics hiệu quả, cạnh trạnh ngay cả trên thị trường nội địa, chứ chưa nói trên khu vực và thế giới. Thêm vào đó, “thói quen” kinh doanh cũng khiến DN Việt mất đi lợi thế ngay chính “sân nhà”. “Việt Nam chủ yếu vẫn là gia công nên giá trị thực tế không cao, giá trị thu được chỉ khoảng 10% mỗi đơn hàng. Khi xuất khẩu, ta giao hàng đến mạn tàu (giá FOB), phía bạn hàng chỉ định hãng tàu và trả tiền vận chuyển. Chính vì vậy, xuất khẩu của Việt Nam dù có nhiều bao nhiêu thì đa số việc vận chuyển đều rơi vào tay những tập đoàn vận chuyển đa quốc gia” – ông Quang cho biết.

Trong cơ cấu tổng sản lượng vận chuyển hàng hóa, hàng hóa quốc tế chiếm đến 80%, trong khi đó thị phần vận chuyển hàng hóa quốc tế của các hãng hàng không trong nước chỉ chiếm 12%, 88% còn lại nằm trong tay 75 hãng hàng không nước ngoài có đường bay đến Việt Nam. Hàng không chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển của Việt Nam, nhưng chiếm đến 25% tổng giá trị xuất khẩu của đất nước.

Chuyển đổi bắt đầu từ tư duy

Để giải tỏa những điểm nghẽn trong phát triển dịch vụ logistics, nhiều ý kiến cho rằng, các DN ngành logistics cần nỗ lực chuyển đổi số để nâng cao năng lực cạnh tranh nếu không muốn bị các DN nước ngoài chiếm lĩnh thị phần.

Khẳng định vai trò quan trọng của chuyển đổi số, bà Ngô Thị Trúc Anh, Giám đốc Bộ phận vận chuyển Lazada cho biết, thời gian qua Lazada đã rất nỗ lực trong việc đầu tư vào công nghệ, số hóa các khâu giao dịch, vận chuyển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Theo bà Trúc Anh, nếu như trước đây việc  giao nhận hàng của DN này phải qua ngày, tức là hôm trước nhận hàng, hôm sau mới trả hàng thì nay đã phát triển nhanh hơn, giao hàng trong ngày, đáp ứng tất cả các khách hàng trong khu vực. “Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chuyển đổi số của Lazada” – bà Trúc Anh nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Huy Bình, Chủ tịch Công ty Smartlog cũng cho rằng, chỉ có số hóa các DN ngành logistics mới có thể giải được các bài toán về chi phí, quản trị... hiện nay. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng, để giải tỏa được tất cả các điểm nghẽn, kể cả việc đầu tư công nghệ thế nào, chuyển đổi số ra sao, điều quan trọng vẫn là vấn đề tư duy con người. Ông Bình nhớ lại câu chuyện 10 năm trước, khi ông bước chân vào một DN đang chuyển đổi từ vận tải biển sang logistics, tất cả đều rất khó thay đổi nếu hồi đó chúng tôi không thay đổi về nhận thức, tư duy trong phát triển, quản trị DN. Và khi tất cả toàn bộ đội ngũ nhân lực từ nhân viên đến lãnh đạo thay đổi tư duy, 5 năm sau đó, chúng tôi đã thành công trong mục tiêu chuyển đổi của mình để có thể cạnh tranh với các DN nước ngoài. “Mặc dù công nghệ rất quan trọng, nhưng công nghệ cũng chỉ là thứ giúp hiện thực hóa ý tưởng của con người, do đó, bản thân con người mới là yếu tố quan trọng nhất để thay đổi phương thức kinh doanh, mục đích phát triển của mỗi DN” – ông Bình chia sẻ quan điểm. Tuy nhiên, thừa nhận tình hình chung hiện nay của ngành logistics, ông Bình cho rằng, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam hiện chuyển đổi rất chậm. “Hiện nước vẫn đang tiếp tục sôi nhưng chúng ta không cảm nhận được nhiệt độ sôi của nước. Vì nhiều DN không sẵn sàng cho sự thay đổi. Họ vẫn đang hết sức “bình chân”. Chúng ta không thể dùng một quy trình cũ mà đưa công nghệ vào được, chúng ta không thể với tư duy cũ mà “nhồi nhét’ những công nghệ mới vào nếu không muốn chuyển đổi. Chính bởi vậy, yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định ngành dịch vụ logistics có thể phát triển hay không” – ông Bình nói. Bởi vậy chuyển đổi số chúng ta hãy bắt đầu từ chuyển đổi tư duy

Tại hội thảo, hứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đánh giá, dịch vụ logistics là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn, đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng. Tuy nhiên, các DN dịch vụ logistics chủ yếu vẫn là DN nhỏ và vừa, ít DN lớn, do đó, theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, việc đẩy mạnh liên kết giữa các DN logistics với nhau, giữa DN logistics và DN sản xuất, xuất khẩu sẽ thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, tạo dựng niềm tin giữa các DN. Đồng thời, hình thành mạng lưới các DN lớn, có năng lực dẫn dắt thị trường.... Hoạt động này không chỉ cần sự chủ động của các doanh nghiệp mà còn cần những chính sách hỗ trợ từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Thế Hưng

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *