Thời sự 26/04/2018 16:50

Doanh thu toàn thị trường bảo hiểm đạt trên 131 nghìn tỷ, chiếm 2,64% GDP

Nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định, lạm phát thấp, nhu cầu tiêu dùng tư nhân cao. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định với doanh thu toàn thị trường trên 131 nghìn tỷ, đạt 2,64% GDP.

Ông Ngô Việt Trung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm cho biết, năm 2017, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định. 
 
Theo ông Trung, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc với tăng trưởng cao và kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định, lạm phát thấp, nhu cầu tiêu dùng tư nhân cao. Trong bối cảnh đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ổn định với doanh thu toàn thị trường trên 131 nghìn tỷ, đạt 2,64% GDP.
 
"Thị trường bảo hiểm Việt Nam được coi là một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Hoạt động dẫn vốn này chủ yếu thông qua hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm", ông Trung nhận định.
 
Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng cho biết, trong giai đoạn 2011-2017, tổng số tiền các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17,7%/năm. Riêng trong năm 2017, đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH ước đạt 251.158 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2016. Danh mục cơ cấu đầu tư đa dạng gồm góp vốn thành lập doanh nghiệp khác, trái phiếu Chính phủ, cổ phiếu, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng...
 
Trong giai đoạn 2011- 2017, các doanh nghiệp bảo hiểm tích cực tham gia các đợt phát hành trái phiếu chính phủ.
 
Cụ thể, trong năm 2016, đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư của các DNBH (chiếm 57,21%). Đặc biệt, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tiên phong trong việc tham gia vào thị trường trái phiếu Chính phủ với các các kỳ hạn dài 20 năm và 30 năm với tỷ trọng trúng thầu trung bình khoảng 80% tổng số lượng phát hành của kho bạc nhà nước đối với Trái phiếu 30 năm và khoảng 30% đối với trái phiếu 20 năm.
 
Đến năm 2017, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ chiếm tỷ trọng hơn hơn 60% trong tỷ trọng danh mục đầu tư, trong đó riêng lĩnh vực nhân thọ ước đạt 132.963 tỷ đồng (chiếm 62,3% tỷ trọng đầu tư toàn thị trường nhân thọ), lĩnh vực phi nhân thọ khoảng 10% vào Trái phiếu các loại.
 
Đặc biệt, trong năm 2016, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đã tiên phong trong việc tham gia vào thị trường trái phiếu Chính phủ với các các kỳ hạn dài 20 năm và 30 năm với tỷ trọng trúng thầu trung bình khoảng 80% tổng số lượng phát hành của kho bạc nhà nước đối với Trái phiếu 30 năm và khoảng 30% đối với trái phiếu 20 năm.
 
Trong năm 2017, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tiếp tục đấu thầu thành công 26.540 tỷ đồng trong đó: 15.552 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 30 năm (chiếm 55,86% khối lượng phát hành); 5.377 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 20 năm (chiếm tỷ trọng 28,45% khối lượng phát hành); 5.611 tỷ đồng trái phiếu chính phủ 15 năm (chiếm tỷ trọng 16,8% khối lượng phát hành).
 
"Cơ bản hoạt động đầu tư của các DNBH được thực hiện thận trọng, tuân thủ quy định pháp luật. Cơ cấu đầu tư của các DNBH tập trung vào các tài sản có tính an toàn cao như trái phiếu Chính phủ, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng trên 85%, các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp khác chiếm tỷ trọng 8%, các tài sản đầu tư còn lại như cho vay, kinh doanh bất động sản, ủy thác đầu tư và hoạt động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể 5%", ông Trung cho biết.
 
Phương Dung
 
 
Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *