Tiền và Hàng 22/09/2014 14:36

Chi Lê là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh

FICA - Việt Nam còn được kỳ vọng là cửa ngõ cho hàng hóa Chi Lê thâm nhập thị trường ASEAN và Chi Lê là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chi Lê đạt trên 250 triệu USD, tăng 102% so với cùng kỳ năm 2013 và kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Chi Lê đạt 203 triệu USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2013. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vươn lên vị trí xuất siêu, chấm dứt một giai đoàn dài nhập siêu từ Chi Lê.

Theo Vụ thị trường châu Mỹ (Bộ Công thương), Hiệp định FTA Việt Nam – Chi Lê có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 đã tạo ra bước đột phá cho hàng hoá của Việt Nam thâm nhập không chỉ thị trường Chi Lê mà còn lan toả ra cả khu vực Mỹ Latinh cũng như hàng hoá Chi Lê thâm nhập thị trường Việt Nam và ASEAN.

Theo Hiệp định này, Chi Lê cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 99,62% số dòng thuế (chiếm 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chi Lê năm 2007) trong thời gian không quá 10 năm. Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê năm 2007) trong vòng 15 năm.

Hiện có trên 40 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở thị trường Chi Lê. Tuy nhiên, do phải chịu thuế nhập khẩu 6% dẫn đến giá bán lẻ hàng Việt Nam tại Chi Lê đắt hơn và khó tiêu thụ hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được miễn thuế nhập khẩu. Một số mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Chi Lê cũng chưa thâm nhập được mạnh vào Việt Nam do còn phải chịu mức thuế nhập khẩu cao.

Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê năm 2007) trong vòng 15 năm.

Việt Nam cũng cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 87,8% số dòng thuế (chiếm 91,22% kim ngạch nhập khẩu từ Chi Lê năm 2007) trong vòng 15 năm.

Về cơ cấu kinh tế, xuất nhập khẩu của Việt Nam và Chi Lê có ít những mặt hàng cạnh tranh nhau, chủ yếu có tính bổ sung cho nhau.

Bộ Công thương cho rằng, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chi Lê có hiệu lực chắc chắn sẽ tạo ra những cơ hội to lớn cho tăng trưởng thương mại giữa hai nước. Các mặt hàng như giầy dép, quần áo, đồ gỗ, cà phê của Việt Nam cũng như cá hồi, nho, sê-ri, gỗ thông và bột giấy .. của Chi Lê được dự báo sẽ có cơ hội tăng kim ngạch do được giảm thuế nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn được kỳ vọng là cửa ngõ cho hàng hóa Chi Lê thâm nhập thị trường ASEAN và Chi Lê là cửa ngõ cho hàng Việt Nam vào Mỹ Latinh.

Chi Lê tuy chỉ có 16 triệu dân nhưng mỗi năm nhập khẩu tới 74,2 tỷ USD (số liệu năm 2011) hàng hóa. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa hàng năm bình quân đạt 20% trong suốt 10 năm qua.

Hiện nay, các nước MERCOSUR – Khối Thị trường chung Nam Mỹ (Achentina, Braxin, Paraguay và Uruaguay) – đang triển khai dự án đường bộ từ biên giới phia nam Braxin qua thành phố San Pedro của Achentina, lập thành hành lang đường bộ nối liến giữa hai bờ Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, kết nối mạng giao thông đường bộ thông suốt với Chi Lê. 

Tuyến hành lang kinh tế này hoàn thành sẽ phát huy vị trí đắc địa của Khu thương mại tự do Iquique của Chi Lê. Đây là khu thương mại tự do có cảng biển quan trọng, thiết lập được quan hệ kinh tế, thương mại với các quốc gia láng giềng của Chi Lê là: Achentina, Bôlivia và Pêru.

Cùng với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các tập đoàn lớn của Chi Lê cũng đang đẩy mạnh đầu tư ra các nước trong khu vực. Đáng chú ý là các tập đoàn siêu thị lớn của Chi Lê như: Tập đoàn Cencosud, Felabella Tập đoàn Sodimac.. đang triển khai các dự án đầu tư hàng tỉ USD sang các nước Nam Mỹ khác (như: Achentia, Braxin, Côlômbia, Pêru, …).

Bộ Công thương cho rằng, thực tế, đã có nhiều mặt hàng của Việt Nam theo chân các tập đoàn này để có mặt ở các nước Nam Mỹ khác (như mặt hàng: quần áo, giầy ép, đồ nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ… ). Vì vậy, hoàn toàn có thể khẳng định, khi hàng hóa của Việt Nam đã khai thông được thị trường Chi Lê thì sẽ có sức lan tỏa ra các nước khác của khu vực Mỹ Latinh.

Phương Dung

Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *