Thời sự 04/07/2018 12:17

Cơ quan Thuế Việt Nam cố tìm vi phạm, sách nhiễu doanh nghiệp để "đủ chỉ tiêu"

"Các cơ quan thuế địa phương thường ấn định chỉ tiêu nộp ngân sách cho từng doanh nghiệp trong quá trình thanh kiểm tra. Kể cả khi cán bộ thuế biết rõ chưa đến kỳ nộp thuế nhưng họ sẽ vẫn cố tình tìm kiếm dấu hiệu vi phạm, mà thực chất có thể nói là sách nhiễu doanh nghiệp cho đến khi nộp đủ “chỉ tiêu”.

Đây là khẳng định của Nhóm công tác Thuế - Hải quan thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đang diễn ra tại Hà Nội ngày 4/7.

Theo nhóm này, dù có cải thiện song vấn đề thuế và hải quan vẫn còn gây phiền hà đối với doanh nghiệp tại Việt Nam. Thời gian cần để thực hiện các quy định về kê khai nộp thuế ở Việt Nam là 498 giờ! Con số này cao gần gấp 3 lần Campuchia, 2,5 lần mức bình quân của Châu Á.

Hơn nữa, thời gian nộp thuế ở Việt Nam với các nước trong khu vực, trong đó thời gian nộp thuế của Việt Nam vượt 7,75 lần Singapo và 6,8 lần Hồng Kông. Đó là chưa tính thời gian cần để thanh kiểm tra về thuế.

Theo Nhóm Công tác của VBF, trong mấy năm qua đã có một số sáng kiến đem lại những tác động tích cực đáng kể, nhưng như chúng tôi đã nêu, Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm. 

Tỉ lệ tổng số tiền thuế trên lợi nhuận ở Việt Nam là 38%, và khi bảo hiểm xã hội tăng, con số này cũng tăng theo, khiến các doanh nghiệp Việt Nam rơi vào thế bất lợi rõ ràng nếu tính trên tổng chi phí thuế. Tuy nhiên, chi phí thuế thực còn cao hơn cả con số công bố. 

Các cơ quan thuế địa phương thường ấn định chỉ tiêu nộp ngân sách cho từng doanh nghiệp trong quá trình thanh kiểm tra. Kể cả khi cán bộ thuế biết rõ chưa đến kỳ nộp thuế nhưng họ sẽ vẫn cố tình tìm kiếm dấu hiệu vi phạm, mà thực chất có thể nói là sách nhiễu doanh nghiệp cho đến khi nộp đủ “chỉ tiêu”.

Ngoài việc có mức tổng thuế suất trên lợi nhuận chính thức cao nhất Châu Á, doanh nghiệp ở Việt Nam thường còn phải nộp thêm tiền thuế khi quyết toán thuế. Việc quyết toán thuế cũng làm hao tốn nhiều thời gian quý báu của doanh nghiệp và tạo kẽ hở để cán bộ thuế thao túng thu lợi cho bản thân. Và trong phần lớn trường hợp, tất cả những chi phí này sẽ dồn lên vai những doanh nghiệp làm ăn đứng đắn, chấp hành luật pháp.

Theo VBF, gánh nặng thực tế đối với các DNVVN. Nếu tính một ngày làm việc có 8 tiếng thì con số này bằng với 62 ngày làm việc của một người. Nếu giảm được một nửa thời gian này (xuống mức của Trung Quốc) tức là còn 31 ngày thì doanh nghiệp sẽ có thêm thời gian để làm kế hoạch, đổi mới hay tiêu thụ sản phẩm.

Vì thế, chi phí tuân thủ tính bằng thời gian mới chính là “tổn thất” của cơ chế thuế này. Đây là một chi phí thực đối với doanh nghiệp nhưng lại không phải là nguồn thu cho nhà nước.

Chúng tôi cho rằng không một giải pháp chính sách nào khác của nhà nước sẽ có tác động trực tiếp hay có mức hiệu quả-chi phí đến năng suất cao hơn cam kết cắt giảm thời gian cần để tuân thủ quy định về thuế xuống một nửa trong vòng 2 năm. 

Chúng tôi nhận thấy các mục tiêu nêu tại Nghị quyết 19 về KPI, cũng như nhiều tiến bộ tích cực của TCT về khai thuế điện tử, hóa đơn điện tử trong mấy năm qua là rất đáng mừng. Điều cần đặc biệt quan tâm bây giờ là những rủi ro và sự thiếu ổn định của cơ chế thuế, và đây có lẽ còn là một vấn đề lớn hơn nữa đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.

Việc Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào quy trình quyết toán thuế làm công cụ thu ngân sách là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thiếu ổn định. Đây là một cách làm vô cùng thiếu hiệu quả, một căn nguyên chính gây tham nhũng, và là nguyên nhân gây ra sự mất tín nhiệm ngày càng tăng của cơ quan thuế. Vấn đề này cần được xem xét, chấn chỉnh về cơ bản.

An Linh

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *