Doanh nghiệp 16/12/2018 09:41

Lộ diện 2 thiếu gia ngân hàng nghìn tỷ; Kết cục bi thảm của sếp nữ tóc bạc quyền lực

Tuần qua, giá cổ phiếu tại một số ngân hàng sụt giảm đã lộ diện các thiếu gia có sở hữu cổ phần lên tới cả nghìn tỷ đồng là thông tin rất đáng chú ý. Bên cạnh đó, dự án tâm linh của một đại gia nảy sinh nhiều vấn đề cũng thu hút được sự quan tâm của bạn đọc. 

"Đại dự án" du lịch tâm linh của đại gia Xuân Trường gặp khó

"Đại dự án" Du lịch tâm linh Hương Sơn (Hà Nội) của doanh nghiệp Xuân Trường (Ninh Binh), do ông Nguyễn Văn Trường làm giám đốc đã gặp phải nhiều ý kiến không thuận từ các chuyên gia văn hóa, du lịch tới người dân ở khu vực chùa Hương.

Lý do theo một cán bộ có chuyên môn của UBND Thành phố Hà Nội, Xuân Trường đề xuất xây dựng dự án với tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng với các hạng mục: Nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 20km (giống như Tràng An).

Đại gia Xuân Trường có tên tuổi gắn liền với các đại dự án khu du lịch tâm linh (Ảnh minh họa)

"Đại gia" Xuân Trường có tên tuổi gắn liền với các "đại dự án" khu du lịch tâm linh (Ảnh minh họa)

Nhưng 3 tháng sau, ông Nguyễn Văn Trường đã sửa lại các con số: Quy mô dự án được đề xuất lên tới 1.500 ha thay cho 1000 ha ban đầu. Số lượng nạo vét cũng lên tới 30km.

Xuân Trường đề nghị Nhà nước đầu tư toàn bộ cho giải phóng mặt bằng và hạ tầng, còn Xuân Trường chỉ đầu tư xây dựng các khu tâm linh, khu dịch vụ…

"Đây là những điều khiến lãnh đạo thành phố phải cân nhắc khi nó đã thay đổi khá nhiều so với báo cáo ban đầu. Ngân sách Nhà nước không dễ gì bỏ ra để đầu tư phục vụ một dự án mà doanh nghiệp sẽ khai thác, kiếm lợi qua việc tổ chức thu phí", ông này nói.

Đại gia Nguyễn Xuân Đông nắm quyền điều hành Vinaconex

Phiên giao dịch ngày 14/12, VCG tăng 1% lên 21.000 đồng và khớp lệnh hơn 1 triệu cổ phiếu sau thông tin HĐQT Vinaconex vừa đây đã ban hành quyết định thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh về người đại diện theo pháp luật.

Theo đó, ban lãnh đạo của công ty này đã phê duyệt đơn xin từ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc đối với ông Đỗ Trọng Quỳnh, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Xuân Đông giữ chức vụ Tổng giám đốc Vinaconex.

​Đại gia Nguyễn Xuân Đông đã chính thức trở thành Tổng giám đốc Vinaconex với sở hữu chi phối gần 58%

​Đại gia Nguyễn Xuân Đông đã chính thức trở thành Tổng giám đốc Vinaconex với sở hữu chi phối gần 58%

Vinaconex cũng công bố thay đổi người đại diện theo pháp luật từ ông Đỗ Trọng Quỳnh sang ông Nguyễn Xuân Đông.

Được biết, ông Nguyễn Xuân Đông là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH An Quý Hưng, đơn vị đã chi 7.367 tỷ đồng mua lô 254,9 triệu cổ phiếu VCG tương ứng 57,71% vốn Vinaconex ngày 22/11 vừa qua từ SCIC.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ chuyển tiền cho SCIC, An Quý Hưng đã chính thức trở thành cổ đông lớn của Vinaconex từ 7/12/2018.

Cổ phiếu lao dốc, vợ tỷ phú ra tay” bất ngờ

Phiên giao dịch ngày 14/12, cổ phiếu ROS của Công ty CP Xây dựng FLC Faros đã có phiên sụt giá thứ 4 liên tiếp, đánh mất thêm 0,4% còn 36.700 đồng.

ROS tiếp tục diễn biến tiêu cực sau khi bà Lê Thị Ngọc Diệp người sở hữu 26,644 triệu cổ phiếu ROS (chiếm 4,7% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty chồng) bất ngờ có thông báo dự định bán ra toàn bộ cổ phần đang có tại FLC Faros.

Giao dịch thoái vốn của bà Diệp dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 17/12/2018 đến 15/1/2019 theo phương thức thỏa thuận.

Nếu thực hiện thành công thì bà Lê Thị Ngọc Diệp sẽ thu về được khoảng 977,8 tỷ đồng (tính theo thị giá cổ phiếu ROS hiện nay) và sẽ không còn sở hữu cổ phần nào tại FLC Faros..

Mặc dù đạt được mức tăng nhẹ 1,66% trong vòng 1 tuần giao dịch (chủ yếu nhờ mức tăng mạnh 4,85% trong phiên 7/12), tuy nhiên cổ phiếu ROS đã đánh mất gần 76% giá trị so với thời điểm cuối năm 2017. Ở thời điểm đó, ROS đã đạt đỉnh giá trên 152.000 đồng.

Kết cục bi thảm của sếp nữ tóc bạc quyền lực một thời

Nguyễn Thị Kim Xuyến - cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á bị điều tra về 2 tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á bị truy tố với các hành vi phạm tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt 40 tỷ đồng và là đồng phạm giúp sức cho ông Bình chiếm đoạt 486 tỷ đồng của DAB để mua cổ phần của chính ngân hàng này.

Bà Xuyến xuất hiện tại tòa với dáng vẻ tiều tụy, hốc hác, mái tóc bạc phơ, ngồi trầm ngâm.

Bà Xuyến xuất hiện tại tòa với dáng vẻ tiều tụy, hốc hác, mái tóc bạc phơ, ngồi trầm ngâm.

Ngoài ra, bà Xuyến còn cố ý làm trái quy định của Nhà nước khi thực hiện các hành vi như xuất khẩu vàng và kinh doanh vàng tài khoản trái phép, chi lãi suất ngoài và chi sai nguyên tắc, gây thiệt hại cho DAB 1.088 tỷ đồng... Do đó, bà Xuyến phải chịu trách nhiệm cá nhân về số tiền chiếm đoạt 40 tỷ đồng, liên đới chịu trách nhiệm chiếm đoạt và gây thiệt hại cho DAB 1.574 tỷ đồng.

Mức án mà Viện Kiểm sát (VKS) đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt đối với bà tổng cộng là 30 năm cho cả hai tội danh.

Chia sẻ tại tòa bà Xuyến cho biết, bà là bạn học với ông Trần Phương Bình tại Trường Đại học Kinh tế. Vào khoảng những năm cuối 1996, đầu năm 1997, bà nhận lời mời của ông Bình vào làm việc tại DAB. Do đó, bà thực hiện các hành vi sai phạm đều là do rất tin tưởng ông Bình.

Thương vụ lớn tiết lộ khối tài sản cực “khủng” của “thiếu gia” ngân hàng

Phiên ngày 11/12, TCB và TPB sụt giảm bất chấp những thông tin về việc cổ đông liên quan đến người nội bộ của các ngân hàng này đã đăng ký mua vào hoặc đã mua vào một khối lượng lớn cổ phiếu.

Cụ thể, từ ngày 27 đến 30/11/2018, ông Đỗ Minh Quân, con trai ông Đỗ Anh Tú – Phó Chủ tịch TPBank đã mua xong toàn bộ 25 triệu cổ phiếu TCB đăng ký trước đó. Số cổ phiếu này được sang tay theo phương thức thỏa thuận với tổng giá trị 608,35 tỷ đồng.

Trong khi đó, tại Techcombank, con trai ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank là Hồ Anh Minh cũng vừa đăng ký mua vào hơn 44,7 triệu cổ phiếu TCB và dự kiến sẽ được giao dịch theo phương thức thỏa thuận từ 14-31/12/2018.

Nếu thành công thì Hồ Anh Minh sẽ nâng sở hữu tại ngân hàng này lên 137,9 triệu cổ phiếu tương ứng 3,9455% vốn. Với giá thị trường của cổ phiếu TCB hiện nay thì dự kiến con trai ông Hồ Hùng Anh sẽ phải dự chi trên 1.260 tỷ đồng cho thương vụ vào cuối tháng này.

Bầu Đức vẫn kiên trì trả lương cho HLV Park Hang Seo?

Mặc dù trải qua nhiều sóng gió song ông chủ Hoàng Anh Gia Lai – ông Đoàn Nguyên Đức vẫn không buông bỏ bóng đá. Dữ liệu tài chính cho thấy, đến cuối tháng 9/2018, tập đoàn của bầu Đức chi tới gần 63 tỷ đồng cho Học viện bóng đã HAGL-JMG, tăng mạnh so với còn số 53,4 tỷ đồng hồi cuối năm 2017.

Thông tin việc bầu Đức là người trả lương cho HLV Park Hang Seo đang được lan truyền khiến không ít người bất ngờ

Thông tin việc bầu Đức là người trả lương cho HLV Park Hang Seo đang được lan truyền khiến không ít người bất ngờ

Một thông tin gây tranh cãi gần đây đó là việc ai mới là người trả lương cho ông Park Hang Seo và không ít người hâm mộ đã bất ngờ khi trên một số phương tiện truyền thông cho biết, không ai khác chính là bầu Đức. Theo đó, bầu Đức không chỉ là người đã mời ông Park Hang Seo, HLV người Hàn Quốc về Việt Nam mà còn là người đã chi trả lương cho vị HLV này (chứ không phải là VFF).

Mức lương của HLV người Hàn Quốc từng được cho biết khoảng 22.000 USD/tháng (khoảng 510 triệu đồng). Với mức lương này, ông Park Hang Seo là chiến lược gia nhận lương thấp nhất trong số 4 HLV tham dự vòng bán kết AFF Cup 2018 và chỉ bằng khoảng 1/4 so với người đồng nghiệp đang dẫn dắt đội tuyển Thái Lan (100.000 USD/tháng).

Thế Hưng

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *