Tiền và Hàng 19/11/2014 19:20

Chăn nuôi Việt Nam: tư thương hưởng lợi 40% giá trị

FICA - Trong chuỗi giá trị gia tăng ngành chăn nuôi, người giết mổ, tư thương phân phối bán lẻ hiện chiếm 40% giá trị ngành. Nhận định của Cục Chăn nuôi Bộ NN&PTNT.

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi Việt Nam đang có nhiều tồn tại, trong đó người nông dân trực tiếp chăn nuôi gia súc, gia cầm chỉ được hưởng 15% giá trị gia tăng từ chăn nuôi tạo ra, còn các khâu trung gian như: người giết mổ gia súc, gia cầm, người bán lẻ đang nhận được hơn 40% giá trị gia tăng.

 

 

Tức là nếu giá trị gia tăng của ngành chăn nuôi đạt 10 đồng thì người giết mổ, bán lẻ chiếm 4 đồng còn người chăn nuôi trực tiếp tạo ra sản phẩm chỉ được hưởng 1 đồng, các giá trị còn lại thuộc về thị trường và người tiêu dùng.

 

Bất cập này thể hiện ở chỗ người chăn nuôi tạo ra trực tiếp sản phẩm, chịu tác động lớn từ các rủi ro về giống, giá thức ăn tăng cao, chi phí cho thuốc thú ý và sự bấp bênh của giá cả thị trường lại là người hưởng lợi ít nhất.

 

Người giết mổ và bán lẻ đang chiếm giá trị lớn nhất trong sự tăng giá của thịt và chuỗi giá trị ngành vì chủ động được thị trường, tạo lập giá cả và kiểm soát cung cầu.  Theo Cục Thú y, hiện trên cả nước có 28.285 điểm GMGS, GC nhỏ lẻ. Trong đó,  12 tỉnh trọng điểm phía bắc (tổng cộng 11.544 cơ sở, điểm giết mổ), mới chỉ có 59 cơ sở giết mổ tập trung (chiếm 0,51%). Như vậy, địa điểm giết mổ gia súc, gia cầm hiện chủ yếu vẫn ở hình thức phi tập trung, tự pháp khó quản lý về giá cả cũng như các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Theo ông Nguyễn Đăng Vang - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng: “Việc người giết mổ, tư thương phân phối được hưởng lợi quá nhiều là do vấn đề bất cập từ hệ thống, cơ chế. Chăn nuôi quy mô nhỏ, theo hộ gia đình và chưa có liên kết với doanh nghiệp chế biến, giết mổ về đầu ra nên thường xuyên bị ép giá bán. Ở các trang trại lớn, quy mô nghìn con thì vấn đề bao tiêu sản phẩm đầu ra, thương lượng giá được thực hiện đã giảm tác động giá đối với người chăn nuôi”.

 

Tuy nhiên, nhiều nhận định khác cho rằng việc điều tiết giá thị trường hiện nay là lỗi của ngành chăn nuôi, người sản xuất trực tiếp không được biết giá cả thị trường và mặc cả giá. Các chỉ số giá thịt gia súc, gia cầm được niêm yết của các cơ quan quản lý chưa được phổ biến đến người nông dân và giá mỗi vùng, địa phương, địa bàn khác nhau khiến người chăn nuôi đang chịu thiệt lớn.

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *