Chính phủ quyết “đá tứ kết” ASEAN, doanh nghiệp hồi hộp!

FICA - Lần đầu tiên, Chính phủ xác lập nhiệm vụ cụ thể về kinh tế là năm 2016 bằng mọi giá đưa các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh (MTKD) Việt Nam ngang bằng MTKD của 4 quốc gia phát triển nhất trong ASEAN là Singapore, Thái Lan, Mlaysia.

Nói theo lời của chuyên gia, Chính phủ đang chọn mục tiêu “khó”, bỏ vòng 6 đội như mục tiêu của năm 2014, để chơi hẳn ở vòng “tứ kết” 4 đội vào năm 2016.

 

Nhìn từ Diễn đàn CEO 2015: Cần một “nhà nước cải cách”

 

Tại Diễn đàn CEO 2015, “Tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng và lành mạnh”được tổ chức tại Hà Nội ngày 20/3, các chuyên gia, học giả và cộng đồng doanh nghiệp đã đưa ra nhiều ý kiến về Nghị quyết 15/2015/NQ-CP vừa mới của Chính phủ đưa ra..

 

Nghị quyết 19/2015/NQ-CP đưa ra ngày 12/3 tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm (2015 - 2016) . Đây là Nghị quyết được xem là đầy mục tiêu và nhiều tham vọng của Chính phủ.

 

Theo đó, năm 2016 trở đi, môi trường kinh doanh của Việt Nam phải đạt thứ hạng ngang bằng 4 nước phát triển của ASEAN thay vì mục tiêu là ngang bằng với 6 nước ASEAN như năm 2014. Cụ thể, giảm thời gian nộp thuế và bảo hiểm bắt buộc xuống 168 giờ/năm; xin cấp phép xây dựng không quá 77 ngày; đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản không quá 14 ngày (hiện nay là 57 ngày). Về khả năng tiếp cận tín dụng, Việt Nam phải lọt vào được nhóm 30 nước đứng đầu trong nhóm các nước được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng. Đơn giản hóa thủ tục, quy trình và thời gian giải quyết tranh chấp thương mại thông qua tòa án tối đa là 200 ngày (hiện nay là 400 ngày).

 

Đánh giá về mục tiêu này, ông Vũ Tiến Lộc, thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ cho hay: “Chính phủ đã đột phá và cam kết với cộng đồng cải cách những vấn đề của mình, của các bộ ngành và giờ đây chỉ còn chờ các doanh nghiệp (DN) hành động. Chính phủ sẽ kiến tạo và tạo lập, còn DN phải là những người chủ công trong hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chúng tôi cầu thị các DN hãy hành động và kiến nghị với chúng tôi, với Chính phủ những yếu kém và giải pháp để đạt được mục tiêu ấy”.

 

Ông Lộc nói thêm, trước kia khi Chính phủ báo cáo các chỉ tiêu kinh tế trước Quốc hội đều nhận định năm sau tiến bộ hơn năm trước. Các cụm từ thường dùng là tăng cường, thúc đẩy, đẩy mạnh, kiên quyết… mà không hề có mục tiêu cụ thể. Lần này, tại tôi thấy có trên 20 chỉ tiêu, con số cụ thể của Nghị quyết được giao tận nơi cho ai, phải hoàn thành về thời gian nào theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) đánh giá. Chưa bao giờ cải cách được xem là có hệ thống như hiện nay, Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành sẵn sàng sửa Nghị định, Thông tư ngay nếu thiếu thực tế; Quốc hội cũng sẵn sàng sửa Luật trong vòng 6 tháng thay vì 5 năm như trước kia. Đây là quyết tâm hay nói cách khác Chính phủ đã là đặt giới hạn cho mình, cơ quan của mình để vượt qua.

 

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của chuyên gia, TS Lê Đăng Doanh cho rằng, đã từ lâu, khoảng cách giữa Luật được ban hành và Luật được thực thi rất xa, có nhiều DN khi được hỏi về điểm mới, tích cực của Luật, Nghị định, họ cho biết nó không đến được nơi cần hoặc đã bị sai lệch. Chính vì vậy, tôi nghiêm túc đề nghị cần có quy trình theo dõi việc thực thi luật này tại cơ sở như hải quan, thuế, sở kế hoạch và đầu tư v.v… để xem tại sao có chênh lệch như vậy?

 

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, tại sao việc cam kết thực hiện đột phá về cải cách của Chính phủ năm 2014 như vậy mà rất nhiều chỗ vẫn thụ động trong cải cách. Hội nhập đang không còn ở ngoài sân nữa, vào tận cửa nhà rồi, nếu chậm sửa đổi, cải cách thì sẽ có bao nhiêu nghìn doanh nghiệp trong nước sẽ là nạn nhân của tư duy cũ và vấn đề lịch sử. Theo lãnh đạo một DN hoạt động trong lĩnh vực logictics, chủ trương cổ phần hóa Chính phủ là chỉ đạo xử lý, cách chức người đứng đầu chê ỳ, chậm cổ phần hóa.

 

Tuy nhiên, rất nhiều DN thuộc nhiều bộ, ngành chậm cổ phần hóa so với mục tiêu đề ra năm 2014 những đến nay chưa có thông tin về lãnh đạo nào vì chê ỳ cổ phần hóa mà bị cách chắt, kỷ luật cả. Chúng ta nói, phải nên đi đôi với làm để niềm tin vào chính sách tốt hơn.

 

Theo bà Victo Kwakwa – Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận định, Việt Nam có cải thiện về thuế, hải quan nhưng tạo ra sân chơi bình đẳng vẫn chưa tạo đột phá. Cần loại bỏ yếu tố “bất đối xứng” trong thông tin từ Chính phủ đối với DN. Phải tạo được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa DN lớn, DNNN với DN nhỏ, hộ sản xuất và DN tư nhân. Các DNNN đang được tiếp cận thông tin trước rất lâu, có đủ mọi điều kiện kinh tế thuận lợi nhưng họ lại là lực lượng kéo dài sự trì trệ và chậm đổi mới. Trong năm 2014, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đưa các tiêu chí về môi trường kinh doanh phấn đấu bằng trung bình các nước ASEAN 6 nhưng chỉ tương đương Philippines, thua kém so với Indonesia, Thái Lan chứ chưa nói gì đến Singapore.

 

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang tồn tại vấn đề lớn về ngân sách và nợ công. Chi ngân sách nhiều hơn thu, trong đó chi thường xuyên quá lớn, ăn hết cả cho đầu tư và trả nợ. Nợ công lớn và thiếu minh bạch, trùng khớp với các số liệu mà tổ chức quốc tế điều tra. Hệ thống tài chính  - tiền tệ của Việt Nam vẫn còn gặp nhiều vấn đề về quản trị rủi ro dù có Công ty mua bán nợ ra đời nhưng chỉ thực hiện gom nợ, không hề có nợ được bán đi khiến những rủi ro trung và dài hạn của Việt Nam là rất lớn.

 

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *