Thời sự 02/12/2014 18:13

NHNN có thể sẽ phải bơm USD vào thị trường?

FICA – HSBC cho rằng, những tuyên bố gần đây của Thống đốc về cơ bản sẽ giới hạn lựa chọn của NHNN hoặc bơm USD vào thị trường hoặc để mặc cho thị trường ít thanh khoản hơn.

Nhu cầu nhập khẩu tăng có thể gây áp lực lên tỷ giá trong ngắn hạn

Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô do HSBC vừa phát hành chiều này (2/12) bắt đầu với nhận xét: “Chậm mà chắc, Việt Nam đang giành được thị phần trên thế giới”.

Theo đó, về tốc độ xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam chỉ chiếm 0,7% lượng xuất khẩu toàn cầu trong năm 2013, tăng 0,4% kể từ năm 2007.

Trong ngành sản xuất cần nhiều nhân công, lĩnh vực giày dép và may mặc thì tốc độ phát triển nhanh hơn. Tất nhiên, mục tiêu xuất khẩu là nhắm đến đến các nền kinh tế thịnh vượng, đặc biệt là Mỹ để cải thiện mức sống. Ví dụ trong năm 2013, Việt Nam là nhà cung ứng hàng hóa lớn thứ 20 của Mỹ, với tổng giá trị 25 tỉ USD. Trong năm nay, xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam tăng 23,5% từ tháng 1 đến tháng 9.

Theo HSBC, đối với Việt Nam, phần thưởng lớn nhất của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là thỏa thuận tự do thương mại (FTA) với nền kinh tế lớn nhất của thế giới, cho phép sự hội nhập tốt hơn của hàng hóa Việt Nam. Cho dù là thỏa thuận tự do thương mại với khu vực Eurozone hay với Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện sự kết nối với các khu vực từ đó hàng hóa của mình có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường nước ngoài hơn.

Trong ngắn hạn, nhu cầu nhập khẩu có thể tăng (như đã từng tăng trong tháng 11), tạo áp lực lên đồng Việt Nam. Nhưng ngoài điểm ngày, tiền đồng có thể đạt sự ổn định do thặng dư tài khoản vãng lai. Giá dầu giảm mạnh sẽ làm kéo dài thâm hụt tài chính của Việt Nam nhưng sẽ giúp nhà sản xuất cắt giảm chi phí và chuyển phần tiết kiệm được sang cho khách hàng. Trong khi đó, HSBC kỳ vọng cầu nội địa sẽ tăng dần khi nền kinh tế cải thiện và sức mua tăng lên.

Việc giá dầu và giá cả hàng hóa khác giảm, theo HSBC, đã giúp các nhà sản xuất tiết kiệm được chi phí cho người tiêu dùng, giúp đẩy mạnh bán hàng. Giá cả cạnh tranh và sản phẩm chất lượng giúp đảm bảo công việc mới của thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

“NHNN hoặc bơm USD vào thị trường hoặc để mặc cho thị trường ít thanh khoản hơn”

Trong tháng 11, nhập khẩu tăng 25,8% trong khi xuất khẩu tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo quan sát của HSBC, tháng 11 và tháng 12 là những tháng thường có giao dịch thương mại tăng.

Năm nay, tốc độ tăng này còn nhanh hơn (khi so sánh với năm trước) hoạt động thu lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài đã làm cho tiền đồng tăng đạt mức trần cho phép của Ngân hàng Nhà Nước (NHNN).

Kể từ năm 2011, giao dịch thị trường của đồng Việt Nam nằm giữa mức sàn và mức trần của NHNN, với một số trường hợp ngoại lệ giữa năm 2013 và giữa 2014. Điều này trái ngược với những gì xảy ra trong quá khứ (2009-2011), khi tỉ giá VNDUNOFF (nhu cầu thực tế cho tỉ giá VND/USD được Reuters ghi nhận) tăng vượt ngưỡng giao dịch được phép của tiền đồng.

Thâm hụt thương mại tăng là một lý do dẫn đến thiếu hụt USD. Thêm vào đó, do nhu cầu cao vào quý 4 hàng năm cũng như sản xuất tăng tốc vào thời điểm trước Tết Nguyên Đán (người Việt Nam nghỉ 9 ngày để có nhiều thời gian với gia đình và bạn bè), cả hai hoạt động xuất và nhập khẩu đều có xu hướng tăng mạnh. Theo HSBC, năm nay cũng không là ngoại lệ.

Do đặc tính tăng theo mùa vụ của nhu cầu, NHNN có sự lựa chọn hoặc cho phép thị trường điều chỉnh tỉ giá hoặc bơm thanh khoản để giữ tỉ giá trong biên độ. Thống đốc Nguyễn Văn Bình trước đây đã công bố rằng đồng Việt Nam có thể giảm giá 2% trong năm 2014. Nhưng trước những biến động trong những tuần gần đây, Thống đốc cho rằng tỉ giá tham chiếu sẽ không thay đổi đến cuối năm. HSBC cho rằng, điều này về cơ bản sẽ giới hạn lựa chọn của NHNN hoặc bơm USD vào thị trường hoặc để mặc cho thị trường ít thanh khoản hơn.

HSBC tin rằng, ngoài các thời điểm căng thẳng theo chu kỳ, nhiều khả năng tiền đồng sẽ ổn định nhờ các dòng vốn FDI ổn định đổ vào Việt Nam và tài khoản thương mại đạt thặng dư 2 triệu USD tính từ đầu năm đến nay.

Bích Diệp

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *