Thời sự 22/06/2014 06:46

Cho vay tiêu dùng: Kiếm lợi khủng từ 'con cá nhỏ'

Dịch vụ này được dự báo đang có xu hướng ngày càng phát triển do nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao.

Dồi dào thanh khoản nhưng khó cho vay nên các ngân hàng ngoài việc đổ vào trái phiếu còn nỗ lực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, bước vào lĩnh vực này, NH sẽ phải thận trọng khi đối mặt với nhiều rủi ro mới.

Thâu tóm các công ty tài chính

Có một "phong trào" NH thâu tóm, thành lập công ty tài chính để mở hướng cho vay tiêu dùng.

Tháng 10/2013, HD Bank đã mua lại Công ty tài chính Việt-Société Générale (SGVF) và đổi tên thành Công ty tài chính HDBank. Mới đây, SHB đã thông qua sáp nhập một công ty tài, Maritime Bank cũng hé lộ khả năng lập công ty tài chính để phát triển cho vay tiêu dùng. Còn VPBank cũng mua lại 100% vốn điều lệ tại Công ty tài chính Than-Khoáng sản Việt Nam (CMF) cho mục tiêu này.

Theo các NH, việc mua hay thành lập công ty tài chính là hướng mở để phát triển mảng cho vay tiêu dùng - dịch vụ bán lẻ ngân hàng quan trọng đang có xu hướng phát triển mạnh và đem lại nhiều lợi nhuận.

Tín dụng tiêu dùng là hình thức cung cấp tín dụng cho cá nhân thông qua nghiệp vụ cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng và cho vay bằng tiền, trong đó số tiền vay được sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ đạc gia dụng, nhà cửa, phương tiện đi lại.

Tại Việt Nam hiện nay, tín dụng tiêu dùng mới chiếm khoảng 7% tổng dư nợ nền kinh tế, một con số quá nhỏ bé.

thâu-tóm, cho-vay, tiêu-dùng, tín-dụng, ngân-hàng, công-ty, tài-chính, lợi-nhuận, thu-nhập.

Các ngân hàng ngoài việc đổ vào trái phiếu còn nỗ lực đẩy mạnh cho vay tiêu dùng

Tuy nhiên, dịch vụ này được dự báo đang có xu hướng ngày càng phát triển do nhu cầu chi tiêu của người dân tăng cao. Đặc biệt, Việt Nam là nước có dân số trẻ, có khả năng mua sắm cao nên dịch vụ này rất nhiều tiềm năng. Ước tính, cho vay tiêu dùng có thể chiếm tới 10% GDP (trên 10 tỷ USD) trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia tài chính, với điều lệ và quy định cho vay của NH khá ngặt nghèo, trong khi với công ty tài chính lại dễ dãi hơn nhiều, khiến cho các NH muốn thành lập, hoặc thâu tóm công ty tài chính để mở hướng phát triển.

Tuy nhiên, có một tực tế cho thấy, nợ xấu của các công ty tài chính thời gian qua khá cao, trong khi hệ số an toàn lại rất thấp.

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 1/2014, hệ số an toàn (CAR) của khối công ty tài chính và cho thuê tài chính là bi bét nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng, với 5,52%, thấp hơn rất nhiều so với mức quy định (tối thiểu phải 9%). Còn số liệu của NHNN chi nhánh TP. HCM cho biết, đến cuối năm 2013, nợ xấu của khối công ty tài chính tại địa phương này lên tới 21,96%.

Vì vậy, việc các NH thâu tóm công ty tài chính dù để mở hướng phát triển nhưng trước hết là phải vất vả xử lý rất nhiều vấn đề lịch sử để lại.

Cạnh tranh cho vay mua nhà, xe

Gần đây, nhiều NH đang đẩy mạnh cho khách hàng vay tiêu dùng như mua ô tô, bất động sản với các mức lãi suất được cho là khá dễ chịu.

VP Bank đang có chương trình cho khách hàng vay mua ô tô, bất động sản, thế chấp bằng chính tài sản mua với lãi suất ưu đãi 5%- 5,5%/năm trong 6 tháng đầu. Hết thời hạn ưu đãi sẽ tính theo lãi suất thị trường.

thâu-tóm, cho-vay, tiêu-dùng, tín-dụng, ngân-hàng, công-ty, tài-chính, lợi-nhuận, thu-nhập.

Nhiều NH đang đẩy mạnh cho khách hàng vay tiêu dùng như mua ô tô, bất động sản với các mức lãi suất được cho là khá dễ chịu.

TP Bank cũng đang cho khách hàng vay mua ô tô, bất động sản với lãi suất ưu đãi 8,8% trong 8 tháng đầu, sau đó tính theo lãi suất thị trường ở mức 12%-13%.

Một loạt các ngân hàng cổ phần khác như VIB, Ocean Bank, Techcombank ... cũng có chương trình cho khách hàng vay mua ô tô, nhà đất ...với lãi suất từ 12%-14%/ năm.

Trước đó có ngân hàng còn cạnh tranh cho vay tiêu dùng, tháng đầu lãi suất 0% và cố định lãi suất khoảng 12%-13% trong 11 tháng tiếp theo.

Việc đẩy mạnh cho vay tiêu dùng thông qua trả góp và người vay thế chấp bằng chính tài sản mua, còn được gọi là tín dụng thế chấp, được cho là an toàn hơn.

Tuy nhiên, nếu căn cứ trên thu nhập chính thức hàng tháng, các NH tính toán cho vay, đảm bảo người vay có khả năng trả nợ mà vẫn đảm bảo đủ tiền để chi tiêu hàng tháng. Tuy nhiên, nếu vì lý do gì đó người vay không tiếp tục tra nợ được, trong khi đó giá tài sản đi xuống như bất động sản trên thị trường xuống thấp thì chắc chắn NH sẽ gặp khó khăn.

Với cho vay mua ô tô cũng tương tự, tuy chiếc xe được thế chấp, nếu không trả được vốn vay, ngân hàng có thể bán xe thu hồi tiền, nhưng xe do người vay sử dụng, người ta có thể mang đặt ở những nơi khác để vay tiền, hoặc thay đồ trong xe, nhiều khi ngân hàng thu hồi bán sẽ không đủ cho số tiền đã cho vay.

Nợ xấu xử lý chậm, không thể cho DN vay vốn, trong khi đầu tư vào trái phiếu, lãi suất thấp, nên các ngân hàng nhắm vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, bước vào lĩnh vực mới cũng sẽ phải gặp những khó khăn và thách thức mới.

Tuy nhiên với các lãnh đạo ngân hàng thì đây có lẽ lại là việc "có lợi". Nếu cho vay tiêu dùng được đẩy mạnh, đương nhiên, tín dụng sẽ tăng và lợi nhuận trong sẽ tăng. Vấn đề còn lại là vấn đề quản trị và kiểm soát rủi ro khi bước vào một phân khúc dịch vụ mới.

Theo Trần Thủy

Vietnamnet

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *