Quốc tế 01/06/2019 07:00

Một tàu chở dầu có thể trở thành nhân tố quyết định trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ và căng thẳng ở Iran

Trung Quốc bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại ngày càng căng thẳng.

Khi căng thẳng thương mại đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, thị trường dầu mỏ đang theo dõi tiến trình của một tàu Trung Quốc trở về từ Iran để xem liệu có phải đúng là đang chở dầu thô hay không – việc này có thể vi phạm nghiệm trọng lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

The Supertanker - Pacific Bravo, được ghi nhận bởi các công ty theo dõi tàu chở dầu TankerTrackers.com và KPLR đã mang dầu thô ra khỏi Iran, có thể đến Trung Quốc và được cho là lô hàng đầu tiên kể từ khi chính quyền Trump chấm dứt miễn trừ dầu mỏ vào ngày 1/5.

Tàu chở dầu Pacific Bravo thuộc sở hữu của Trung Quốc đang nạp dầu thô tại đảo Kharg ở Iran

“Có phải người Trung Quốc thực sự bỏ qua các lệnh trừng phạt hay không?” John Kilduff, đối tác tại Again Capital nói. Bộ Ngoại giao Mỹ không bình luận về việc Pacific Bravo có vi phạm lệnh trừng phạt hay không, nhưng họ nói sẽ thi hành lệnh trừng phạt bằng cách trấn áp tàu hoặc mọi thứ thách thức họ.

Phát ngôn viên của Bộ ngoại giao nói rằng “sẽ tiếp tục theo dõi các tàu và công ty có quan hệ thương mại bất hợp pháp với Iran và đã nói rõ với cộng đồng vận tải biển rằng họ sẽ thực thi mạnh mẽ các lệnh trừng phạt của mình”

Các quan chức của chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh báo Trung Quốc và đặc biệt là Hồng Kông tránh vi phạm các biện pháp trừng phạt chống lại Iran. Theo các báo cáo tin tức, cảnh báo được đưa ra sau khi tàu chở dầu thuộc sở hữu của Trung Quốc bị phát hiện chở một lô hàng dầu từ Iran vào đầu tháng 5.

Chính quyền Trump tuyên bố sẽ đưa xuất khẩu dầu của Iran về con số Không như một phần của chiến dịch gây áp lực tối đa với Iran nhằm chấm dứt miễn giảm dầu cho các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 1/5.

Pacific Bravo gần đây đã được mua bởi Ngân hàng Kunlun, một công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc. Đây là một ngân hàng được biết đến với việc hợp tác chặt chẽ trong việc tạo thuận lợi giao thương giữa Trung Quốc và Iran.

Theo dõi Pacific Bravo

Sau khi nạp dầu từ Iran, Pacific Bravo đã được phát hiện ở Vịnh Ba Tư vào khoảng ngày 11 tháng 5 bởi hai công ty theo dõi tàu chở dầu. Khi đó, tàu chở dầu được cho là đã tắt hệ thống nhận dạng tự động và di chuyển đến Đảo Kharg của Iran nơi nó thực hiện nạp dầu thô, theo TankerTrackers.com

Theo trang web theo dõi, Pacific Bravo sau đó đã được nhìn thấy tại mỏ dầu ngoài khơi Soroosh và hiện tại nó đang hướng đến Indonesia.

Việc giám sát Pacific Bravo cùng lúc với thời điểm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tăng cao. Cuộc chiến thương mại leo thang và những lo ngại về an ninh quốc gia giữa Washington và Bắc Kinh đã khiến mối quan hệ giữa Trung Quốc với Iran chịu áp lực lớn.

Trung Quốc đã công khai lùi một bước từ Iran và hứa sẽ tuân thủ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu Pacific Bravo giao dầu thô Iran cho Trung Quốc thì sẽ vi phạm nghiêm trọng lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và có thể làm phức tạp các cuộc đàm phán thương mại đang sắp diễn ra.

Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã nói rõ rằng mọi vi phạm liên quan tới lệnh trừng phạt tại Iran sẽ không được dung thứ.

Pacific Bravo không phải là tàu duy nhất trên radar chở các chuyến hàng dầu tiềm năng của Iran đến Trung Quốc. Vào ngày 16 tháng 5, Reuters đã báo cáo rằng sau chuyến đi kéo dài năm tháng bắt đầu vào tháng 1, một tàu có tên Marshall Z đã dỡ gần 130.000 tấn dầu Iran đến Thành phố Zhoushan của Trung Quốc, vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Alex Booth, người đứng đầu phân tích thị trường tại KPLR, cho biết có thể sẽ có một sự thay đổi về điểm đến. “Đây là điều khá phổ biến đối với các tàu để thay đổi điểm đến của họ.” Indonesia có thể là một trạm kiểm soát trên hành trình chứ không phải là điểm đến cuối cùng

Mặc dù ông Booth cho biết nhiều khả năng tàu sẽ kết thúc ở Trung Quốc chứ không phải Indonesia, nhưng ông nhấn mạnh rằng cuối cùng không có cách nào chắc chắn cho đến khi việc giao hàng được hoàn thành.

Đây không phải là lần đầu tiên Ngân hàng Trung Quốc Kunlun phải đối mặt với những cảnh báo từ các quan chức Hoa Kỳ. Trước đây, ngân hàng này từng được sử dụng làm đường dẫn để Trung Quốc giao dịch với Iran. Chính quyền Obama cũng đã từng áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với ngân hàng Trung Quốc này.

Chính phủ Trung Quốc đã lên tiếng về sự phản đối của mình đối với chính sách của Trump với Iran và trong quá khứ đã đi ngược lại các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ để giúp Iran.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif, đã đến thăm Bắc Kinh hồi đầu tháng này để thảo luận về quan hệ Trung Quốc - Iran sau chiến dịch gây sức ép tối đa của Mỹ. Ông kêu gọi Trung Quốc và EU thực hiện hành động cụ thể để bảo vệ các thỏa thuận hạt nhân.

Nhưng trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã có lập trường cứng rắn hơn nhiều đối với Iran. Trước khi Trump đã gia hạn các lệnh trừng phạt đối với Iran, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Tehran, và là khách hàng dầu thô lớn nhất của họ - mua gần 585.400 thùng mỗi ngày.

Đại sứ quán Trung Quốc cũng đã không ngay lập tức trả lời yêu cầu bình luận về tàu thuộc sở hữu của Trung Quốc.

Vũ Huy Hoàng

Theo CNBC

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *