Dòng chảy vốn 19/11/2014 07:18

Việt Nam chi 31.9 tỷ đồng nhập lợn giống

FICA - 8 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã chi khoảng 1,52 triệu USD (31.9 tỷ đồng) nhập khẩu lợn giống với khoảng 1.686 con lợn giống, tăng 89% so với cùng kỳ năm 2013.

Số lợn được nhập về Việt Nam chủ yếu là từ Canada, Mỹ, Thái Lan, trong đó lợn giống xuất xứ từ Canada chiếm lớn nhất 36,8% tổng kim ngạch nhập khẩu.

 

 

Nhận định được đưa ra bởi Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT tại Hội thảo “Cấu trúc ngành chăn nuôi và lợi ích của người chăn nuôi nhỏ tại Việt Nam” diễn ra ngày hôm qua tại Hà Nội.

 

Theo Cục Chăn nuôi, hiện Việt Nam chủ yếu nhập lợn đực giống với ba chủng loại là, giống lợn Landrace, iống Yorkshir, Landrace, , Landrace, Pietrain và Duroc. Giống Yorkshire (heo đại mạch trắng có xuất xứ từ Anh) hiện đang là giống được nhập khẩu nhiều nhất ở thị trường Việt Nam, chiếm khoảng 76% so với tổng đàn hiện có.

 

Nguyên nhân nhập lợn giống ngày càng tăng là vì năng suất và chất lượng các giống ngoại tốt hơn hẳn so với các giống ở các cơ sở trong nước; một con lợn nái giống ngoại đẻ được 28 con/năm, trong khi đó con giống trong nước chỉ có 18 con/năm. Chưa kể nuôi con giống nội địa tiêu tốn nhiều thức ăn hơn, để được 1 kg thịt, lợn giống nội cần tới 2,8 kg thức ăn, trong khi giống lợn ngoại chỉ cần 2,4 kg thức ăn.

 

Nhìn chung, lượng và giá trị nhập khẩu con giống tăng mạnh năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013. Đây là nguồn gen chuẩn để làm cơ sở nhân giống, cải tiến năng suất, chất lượng đàn giống hiện có trong nước. Lượng và chất lượng giống nhập khẩu tăng vọt cho thấy cầu về con giống đạt chất lượng trong sản xuất là rất lớn, dự báo thị trường giống sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong tương lai.

 

 

Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam: Mỗi năm nước ta chi khoảng 6 triệu USD (126 tỷ đồng) để nhập lợn và gia cầm giống (trừ bò). Trong đó, 2 triệu USD (42 tỷ đồng) nhập giống lợn và 4 triệu USD (84 tỷ đồng) nhập giống gia cầm. Đây là nguồn nhập để đảm bảo cho việc lai tạo và nâng cao chất lượng vật nuôi và cải thiện giống vật nuôi cho Việt Nam.

 

TS Nguyễn Văn Giáp, Giám đốc Trung tâm chính sách và chiến lược nông nghiệp nông thôn, cho biết: giống ngoại nhập đang chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu giống chăn nuôi. Tính đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ giống lợn nội và lợn nội lai vẫn còn chiếm một con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng 7% so với tổng đàn lợn của cả nước. Trong đó, giống lợn được sử dụng phổ biến nhất vẫn là giống lai giữa lợn Móng Cái và giống lợn ngoại nhập.

 

Thống kê của Viện Chăn nuôi (2014), cả nước hiện có khoảng 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quyền quản lý của Bộ NN & PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

Nguyễn Tuyền

 

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *