Dòng chảy vốn 23/12/2014 17:38

Tính tín dụng của người Việt Nam thấp nhất Thế giới

Người Việt Nam thích click trên mạng nhất trên thế giới, thời gian online Việt Nam xếp thứ 1 trên thế giới; tính tín dụng của người Việt Nam thấp nhất thế giới và người Việt Nam với tâm trạng mua hàng giá rẻ, trên thế giới là mua hàng tiện lợi hơn.

 

Ông Nguyễn Lâm Thanh – Tổng thư ký hội truyền thông số Việt Nam cho biết như vậy tại Hội thảo  “Thúc đẩy ngành bán lẻ Việt Nam bằng thương mại điện tử” diễn ra sáng 23.12.

Người tiêu dùng Việt Nam chủ yếu mua hàng giá rẻ

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Nguyễn Lâm Thanh - Tổng thư ký hội truyền thông số Việt Nam cho rằng, nền kinh tế internet đang phát triển rất lớn. Ở Việt Nam với 90 triệu dân số có khoảng 15 triệu máy tính được bán ra, 60 triệu là những người trẻ, 20 triệu thuê bao 3G, trên 30 triệu khách hàng internet vào interet thường xuyên.

Dịch vụ mua hàng qua mạng ở Việt Nam, về sản phẩm, tổng doanh số trên mạng khoảng 40% tìm hiểu, mua sắm về thời trang, 60% còn lại tìm hiểu, mua sắm điện thoại di động, thiết bị nhà bếp, thực phẩm khô…

Khách hàng mua hàng qua mạng chủ yếu là nhân viên văn phòng, có tuổi đời từ 22-40, tập trung nhiều tại TP HCM và Hà Nội. Mức độ trung thành của khách hàng thấp, họ có thể mua sắm tại trang này, nhưng cũng dễ dàng chuyển sang các trang E-Commerce khác.

Về hình thức thanh toán, thanh toán sau khi nhận hàng chiếm 90% tổng doanh thu. Thanh toán qua Internetbanking/thẻ tín dụng/thẻ ATM chiếm 15%. Phương pháp giao hàng phổi biến nhất hiện nay vẫn bằng phương tiện xe máy.

“Ngành bán lẻ của Việt Nam khác với nước khác, đó là người Việt Nam thích click trên mạng nhất trên thế giới, thời gian online Việt Nam xếp thứ 1 trên thế giới; tính tín dụng của người Việt Nam thấp nhất thế giới và người Việt Nam với tâm trạng mua hàng giá rẻ, trên thế giới là mua hàng tiện lợi hơn”- ông Thanh cho hay.

Theo ông Thanh, ở Việt Nam chưa có nhiều các công ty thương mại đi bán hàng mà chỉ thuần túy là các công ty công nghệ, kênh bán lẻ được mở như công cụ thêm của mình.

Theo báo cáo thống kê của GSO và Nielsen, thị trường bán lẻ là thị trường phát triển nhất trong những năm gần đây đặc biệt là ngành hàng tiêu dùng nhanh. Trong đó, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) cao nhất trong khu vực (23%). Tổng doanh thu hàng tiêu dùng (bán lẻ) Hà Nội đạt trên 23.000 tỷ đồng/tháng. Trong đó doanh thu các siêu thị offline Hà Nội đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng/tháng.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Kỳ Minh - Chánh văn phòng Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam cho biết, theo khảo sát của Google, 29% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng lý do họ mua hàng trên mạng chủ yếu thông qua giới thiệu của bạn bè. Người tiêu dùng Việt Nam là một trong những nhóm rất nhạy cảm về giá cả.
 
“Yếu tố quan trọng nhất là tính trải nghiệm khi họ mua hàng rẻ hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Muốn kinh doanh thành công thì việc trải nghiệm của người tiêu dùng là quan trọng nhất” - ông Minh cho biết.
 

Phải chấp nhận mức vênh giá giữa các siêu thị

Bàn về giải pháp “Sàn giao dịch thương mại điện tử ngành hàng bán lẻ” hiện nay, ông Nguyễn Ngọc Hưng - TGĐ Công ty Cổ phần Đi Siêu Thị (disieuthi.vn) cho biết, cư dân thành phố hiện nay là những khách hàng luôn cập nhật những tiện ích và phong cách sống hiện đại nhất, họ luôn hướng tới sử dụng những tiện ích, sản phẩm và dịch vụ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mình và gia đình. Họ lại là những người luôn thiếu thời gian và tất bật với cuộc sống bận rộn hàng ngày, đặc biệt là thời gian dành cho việc tiêu dùng, mua sắm đồ dùng, lương thực thực phẩm.

“Xu hướng mua hàng online lĩnh vực tiêu dùng nhanh ở các nước giàu có, hiện đại đã rất phát triển. Tại Việt Nam, thị trường có, nhu cầu có, nhưng hiện tại chưa công ty nào đầu tư bài bản. Mô hình này là khả thi và rất tiềm năng trên thế giới và tại Việt Nam, Đi Siêu Thị là người đi đầu và là mô hình duy nhất ở Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại” - ông Hưng cho biết.

Cũng tại hội thảo, trả lời câu hỏi về sự cạnh tranh giá giữa các siêu thị đang diễn ra rất gay gắt, cơ hội nào cho các siêu thị không có lợi thế về giá,  ông Vũ Vinh Phú cho biết, trong cơ chế thị trường, chúng ta không thể nào yêu cầu các siêu thị bán cùng giá được. Ví dụ, một siêu thị ở ngoại thành có thể bán chai nước suối với giá 4.000 đồng, nhưng cũng chai nước suối ấy, ở một siêu thị trong nội thành lại bán với giá 4.200-4.500 đồng và khách hàng phải chấp nhận mức vênh giá hợp lý đó.
 
Ông Vũ Vinh Phú cũng cho rằng vì quyền lợi người tiêu dùng, giá cả có chênh nhau nhiều quá là lỗi của chính các siêu thị do vậy siêu thị phải xem xét lại. Chính sự minh bạch, công khai sẽ khiến thị trường trở về giá trị thực với người tiêu dùng. Chúng ta phải chấp nhận một cuộc chơi cạnh tranh bình đẳng về giá. Chấp nhận cuộc cọ sát cạnh tranh để bình đẳng.

Theo An Nhiên

Một thế giới 

Chuyên mục: Dòng chảy vốn

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *