Doanh Nhân 24/11/2017 16:39

Hàng nghìn kỹ sư IOT cũng quá nhỏ bé như muối bỏ biển

“Khi chúng ta có rất nhiều kỹ sư IOT, khi đó họ sẽ quan tâm đến bạn. Như tôi nói chuyện với Simens thì mặc dù bạn có nhiều đi nữa, hàng nghìn kỹ sư thì cũng quá nhỏ bé như muối bỏ biển.”

Đó là nhận định của ông Trương Gia Bình – Chủ tịch tập đoàn FPT trong buổi trò chuyện về cuộc cách mạng 4.0. Trong đó, ông đặc biệt lưu ý vấn đề các kỹ sư IOT hiện nay vẫn còn quá ít, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu hiện nay, nhất là trong bối cảnh cuộc đua 4.0 đang trở nên nóng hơn bao giờ hết.

PV: Thưa ông cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những cơ hội và thách thức gì đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp phần mềm của Việt Nam?

Ông Trương Gia Bình: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những thách thức vô cùng lớn nhưng cơ hội còn lớn hơn nhiều, vấn đề là chúng ta có vượt qua thách thức để khai thác những cơ hội hay ko. Tôi dự báo trong vòng 15 năm nữa chúng ta sẽ sống trong một thế giới mới một thế giới số. Hiện nay, đã bắt đầu hình thành những tấm gương tiêu biểu nhà nước 4.0. Họ không phải những quốc gia phát triển mà là những quốc gia bé nhỏ và bây giờ các quốc gia lớn như Đức, Pháp, Nhật Bản cũng đang học tập. Thách thức là thay cái cũ bằng cái mới hiệu quả hơn có sức sống, phục vụ tốt hơn. Nếu chúng ta không chuyển từ cái cũ sang cái mới thì ai cũng gặp vấn đề kể cả trường học, nhà nước, DN hay tổ chức cộng đồng,... Bạn chỉ cần đáp ứng được nhu cầu, không cần có tài sản vẫn có thể làm dịch vụ vận tải lớn nhất thế giới, bạn không cần có khách sạn bạn vẫn có thể làm dịch vụ cung cấp khách sạn lớn nhất thế giới. Chúng ta nhỏ hơn chúng ta có thể năng động hơn. Chúng ta không thiên về tài sản của chúng ta có hay không? Tài chính của chúng ta có lớn hay không? Chúng ta vẫn có thể bắt đầu được dịch vụ 4.0. Về trí tuệ, chúng ta không cạnh tranh bằng tiền bạc mà bằng sự sáng tạo. Nếu quốc gia có nhiều người trẻ, có khát vọng đam mê thì ta có lợi thế. Tiếp theo là sự lựa chọn quốc gia, nếu chúng ta muốn theo công nghiệp thì chúng ta sau họ hàng trăm năm, nhưng nếu về CMCN 4.0 thì ta và họ cùng vạch xuất phát. Quốc gia nào cũng mới bắt đầu, đó là lợi thế. Quốc gia nhiều vấn đề lại có cơ hội trong 4.0. Nền kinh tế mới là nền kinh tế của nhu cầu. Chúng ta càng có nhu cầu bao nhiêu thì ta có cơ hội phát triển bấy nhiêu. Vấn đề là thái độ của chúng ta với cuộc cách mạng này như thế nào. Hoặc là chúng ta dấn thân, hoặc là chúng ta chần chừ, chúng ta có sẵn sàng trả giá hay không. Nếu chúng ta không trả giá chúng ta sẽ ở lại nhóm các dân tộc lạc hậu. Còn nếu chúng ta dám trả giá và dấn thân chúng ta sẽ như lời Bác Hồ đã nói chúng ta sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu.

PV: Theo ông thì DN Việt sẽ phải tận dụng cơ hội này như ông vừa nói thế nào?

Ông Trương Gia Bình: Những DN phần mềm như FPT sẽ đón đầu như thế nào và có những công nghệ gì đang ứng dụng trong cuộc CNCN 4.0. Câu chuyện  của chúng tôi là chúng tôi có may mắn, bởi vì chúng tôi đã biết rằng chẳng có cửa nào để phát triển nếu không đi vào công nghệ mới. Đầu tiên chúng tôi chọn công nghệ đi trước, và công nghệ mới đó thực chất là nền tảng cho cuộc cách mạng CN lần thứ 4, và ngày nay sắp đến đây sẽ có một cuộc hội thảo rất lớn của Amazon tổ chức. Tại hội thảo đó, 2 tập đoàn lớn của thế giới là Amazon và Siemens công bố FPT là đối tác toàn cầu của họ. Cả 2 đều công bố như vậy, ở đấy amazon sẽ công bố rằng FPT đã có số người đạt chứng chỉ Amazon AWS lớn nhất thế giới, nhiều hơn tất cả các công ty khác và Siemes sẽ công bố rằng FPT sẽ đem công nghệ 4.0 đến các nhà máy trên toàn cầu. Chúng tôi may mắn đã chớp được cơ hội trong khi các tập đoàn tin học đang đang suy nghĩ mình làm gì thì chúng tôi đã đi trước và chúng tôi đã lấy nguồn nhân lực làm điểm tựa. Tức là chúng ta có thể có rất nhiều kỹ sư IOT, khi đó họ sẽ quan tâm đến bạn. Như tôi nói chuyện với Simens thì mặc dù bạn có nhiều đi nữa, hàng nghìn kỹ sư thì cũng quá nhỏ bé như muối bỏ biển.

PV: Cách mạng công nghiệp 4.0 tập trung vào trí tuệ nhiều hơn thì theo ông việc đầu tư để Việt Nam bắt kịp xu hướng công nghệ này có phải đầu tư vào trí tuệ hay không?

Ông Trương Gia Bình: Đó là điều chắc chắn, tôi thường nói câu chuyện không biết từ khi nào môn toán ở VN đã trở thành môn vua, các cô bé quan tâm đến bạn học trai giỏi toán. Đó là truyền thống ở Việt Nam, khi các bạn trai giỏi toán thì các cô bé cũng giỏi toán nốt. Rồi khi ta động đến trí tuệ nhân tạo. Thực ra trí tuệ nhân tạo bản chất là toán, là làm việc với các con số.  Tìm ra các sự bất thường trong các con số để từ đó dự báo cái thiết bị này sẽ hỏng vào ngày, giờ nào và việc đó không thể làm trong quá khứ, và chúng ta cần rất nhiều kỹ sư đi theo con đường đó. Rất nhiều bạn đang làm ở các ngành khác như chế tạo máy, cơ khí, hóa chất… chuyển sang học IOT, nếu có hai nghề đó thì sẽ trở thành vô cùng quý giá với thế giới.

PV: Hôm qua tôi cũng tham dự diễn đàn thế giới trong internet thì có vẻ nước ngoài đang lấn át VN trên sân nhà, trong CMCN 4.0, thì theo ông các DN trong nước có cần liên kết hay làm gì đó để cạnh tranh với họ?

Ông Trương Gia Bình: Khi mà mọi người hỏi Jack Ma là tôi muốn trở thành Alibaba thì Jack Ma đã nói: Nếu tôi muốn bây giờ, mà kể cả tất cả người sáng lập Alibaba muốn cũng không làm được, vấn đề ko phải là lớn hay bé mà vấn đề là bạn phát hiện ra vấn đề đó từ lúc nào. Cái người ta đã làm từ chục năm trước mà bạn muốn vượt họ là chuyện buồn cười, nhưng xung quanh bạn có muôn vàn chuyện và bạn có thể lớn nhất. Vì vậy ở những việc mà họ đã phát triển sớm hơn chúng ta thì chẳng phải là cơ hội, mà có nhiều người đã nhìn ra các cơ hội và thành công. Như Jack Ma nói mỗi cuộc cách mạng dựa vào nền tảng nào đó và 20 năm đầu là xây hạ tầng, 30 năm sau là khai thác hạ tầng đó. Có rất nhiều cơ hội, nhưng các bạn thường nhìn cơ hội đó hơi đại chúng, tức là cho tất cả mọi người, mà quên lĩnh vực mênh mang là cho sản xuất. Chúng ta có thể chăm sóc nông nghiệp tốt nhất không, ta có thể làm nền tảng dược phẩm tốt nhất không, và nó mở ngỏ. Cuối cùng con người vẫn phải tiêu thụ vật chất, vẫn phải có nhà máy sản xuất ra áo, quần, thức ăn… thế thì khu vực đó chưa làm nhiều, tại sao chúng ta không làm, cơ hội phụ thuộc vào chính chúng ta.

Xin cảm ơn ông!

Thế Hưng

Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *