Doanh nghiệp 16/09/2014 14:17

Hậu IPO, các đối tác cùng "nắm quyền" tại Vietnam Airlines

FICA - Dù các đối tác chiến lược chỉ được nắm 20% cổ phần nhưng hậu IPO, các đối tác chiến lược sẽ tham gia vào các quyết định liên quan đến vận mệnh của Vietnam Airlines.

Chia sẻ trước báo chí về tiến trình cổ phần hóa của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Phạm Ngọc Minh – TGĐ cho biết: Sau IPO, các đối tác chiến lược sẽ được tham gia vào các quyết định liên quan đến vận mệnh của Vietnam Airlines.

 

 

Theo ông Minh, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) dự kiên sẽ được tiến hành vào tháng 11/2014, quá trình này diễn ra làm hai giai đoạn. Nhà nước sẽ nắm giữ 75% vốn chủ sở hữu sau đó sẽ hạ xuống còn 65% vốn chủ sở hữu vào giai đoạn 2. Do đặc thù nên Nhà nước vẫn nắm giữ và chi phối hoạt động của hãng.

 

Theo đại diện của Vietnam Airlines, giá trị tầu bay của hãng hàng không rất lớn và các đối tác đang rất quan tâm đến kế hoạch phát triển của Vietnam Airlines, các giá trị về bất động sản, ngân hàng đang không được chú ý bằng.

 

Hiện đội bay của Vietnam Airlines có hơn 80 chiếc, sẽ nâng lên 101 chiếc vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020 với nhiều chủng loại máy bay tân tiến như Airbus A350XWB, Boeing 787-9. Mạng đường bay đã tiếp cận với công nghệ hiện đại, kiên kết với nhiều hãng hàng không thế giới và có cơ sở khách hàng lên 750.000 hội viên. Đây là điều rất lợi cho các hãng hàng không trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines khi không phải mở rộng và phát triển thêm đường bay, mạng lưới cơ sở khách hàng.

 

Về việc quản trị và điều hành Vietnam Airlines cho biết mô hình hoạt động hậu IPO sẽ được quản lý và điều hành theo dạng công ty cổ phần, các chỉ số về minh bạch tài chính, chuẩn mực quản lý hoạt động hay thay đổi trong quản trị doanh nghiệp đã được lên phương án để sẵn sàng hội nhập với môi trường hàng không đang cạnh tranh khốc liệt. Theo ông Minh, các nhà đầu tư chiến lược dù tham gia từ 20% vốn nhưng các nhà đầu tư chiến lược vẫn có quyền chia sẻ lợi ích và đòi hỏi quyền lợi điều hành cũng như tham gia vào điều hành của hãng.

 

“Mục đích của Vietnam Airlines trong việc kiếm tìm các nhà đầu tư chiến lược tầm cơ là muốn họ cùng đồng hành trong quá trình phát triển dài hạn, chia sẻ lợi ích, mục tiêu và các giá trị cốt lõi… Chúng tôi đều thỏa thuận các đối tác của mình tham gia sâu vào quản lý, điều hành các hoạt động của công ty.”, ông Đỗ Ngọc Minh cho biết.

 

Trong phương án tái cơ cấu của Vietnam Airlines, Chính phủ vẫn đứng ra bảo lãnh vốn vay, giúp hãng trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư ngoại. Theo kế hoạch đã trình trước đó, giá bán khởi điểm khi IPO dự kiến là 22.300 đồng/cổ phần, bán 20% cho nhà đầu tư chiến lược, 3,46% đấu giá công khai và chưa đầy 2% bán ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên với mức giá thấp hơn. Nếu bán hết, dự kiến tổng số tiền thặng dư thu được là 4.172 tỉ đồng sẽ được để lại tổng công ty đê bổ sung vốn điều lệ và vốn triển khai 4 dự án mua máy bay.

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Doanh nghiệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *