Thời sự 18/02/2020 18:15

Bộ Kế hoạch: Covid có thể làm giảm thu ngân sách từ 800 triệu USD đến 1,8 tỷ USD

Theo tính toán dựa trên 2 kịch bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), dịch bệnh viêm phổi cấp - Covid-19 có thể khiến ngân sách thất thu từ 18.000 tỷ đồng đến 42.30 tỷ đồng.

Bộ KH&ĐT vừa báo cáo đánh giá tác động gửi Chính phủ về những kịch bản đối với dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 do virus corona gây ra để có những biện pháp phòng tránh.

Theo đó, Bộ đưa ra 2 kịch bản, kịch bản 1: Dịch bệnh viêm phổi cấp được khống chế trong quý I/2020: thu NSNN khả năng đạt 1.494 nghìn tỷ đồng, giảm 18.100 tỷ đồng (-1,2%) so dự toán.

Dịch viêm phổi cấp Covid -19 do corona gây ra có thể có tác hại nhiều mặt với kinh tế Việt Nam

Trong đó, dự kiến thu ngân sách trung ương sẽ giảm khoảng 9.400 tỷ đồng, thu ngân sách các địa phương sẽ giảm khoảng 8.700 tỷ đồng so với dự toán.

Kịch bản thứ 2 nếu Covid -19 tiếp tục kéo dài đến hết quý 2 mứoi khống chế được, thu thu ngân sách nhà nước sẽ đạt 1.470 nghìn tỷ đồng, giảm 42.300 tỷ đồng (-1,6%) so dự toán.

Trong đó, dự kiế thu ngân sách trung ương sẽ giảm khoảng 23.500 tỷ đồng, thu ngân sách địa phương sẽ giảm khoảng 18.800 tỷ đồng so với dự toán.

Bộ KH&ĐT khẳng định, do dịch bệnh khởi phát đầu năm và một số biến số vĩ mô như đầu tư công, xuất khẩu, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng gia tăng nên năm 2020 sẽ là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam.

Chính vì vậy, Bộ KH&ĐT khẳng địh: Việc đạt mục tiêu tăng trưởng 6,8% là thách thức rất lớn trong bối cảnh ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh kép từ Covid-19 và dịch bênh khác trên gia súc và gia cầm (H5N1, H5N6) đang diễn ra hiện nay.

Kịch bản tăng trưởng năm 2020 được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá tác động của những yếu tố này đến tăng trưởng của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế, trong đó xác định cụ thể tăng trưởng kinh tế khi dịch Covid-19 kết thúc trong quý I và kết thúc trong quý II của năm 2020.

Trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch Covid-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến các kịch bản như.

Nếu dịch Covid-19 được khống chế kịp thời trong quý I/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 6,25% so với năm trước (giảm 0,55 điểm phần trăm so với NQ01), trong đó quý I tăng 4,52%; quý II tăng 6,08%; quý III tăng 6,92% và quý IV tăng 6,81%.

Nếu dịch Covid-19 được khống chế trong quý II/2020, ước tính GDP năm 2020 tăng 5,96% so với năm trước (thấp hơn 0,84 điểm phần trăm so với NQ01), trong đó quý I tăng 4,52%; quý II tăng 5,1%; quý III tăng 6,70% và quý IV tăng 6,81%.

Về chỉ số giá tiêu dùng, Bộ Kế hoạch cho biết dịch Covid-19 khiến giá thiết bị y tế dùng cho công tác phòng chống lây nhiễm dịch (khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, chất tẩy rửa..) và giá thuốc y tế tăng do nhu cầu tăng đột biến nên nguồn cung trong ngắn hạn chưa đáp ứng được, giá điện sinh hoạt tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng.

Trường hợp dịch Covid-19 kết thúc ở quý I/2020, Bộ KH&ĐT cho rằng: CPI tháng 2 và tháng 3/2020 giảm so với tháng trước, dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 3,96%.

Kịch bản 2, giá thực phẩm tăng thêm 2% do nhu cầu tăng và ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 tái phát… dự báo CPI bình quân năm 2020 so năm 2019 tăng 4,86%.

An Linh

Chuyên mục: Thời sự

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *