Tài chính ngân hàng 13/01/2023 11:14

Ngân hàng nào sẽ là quán quân tăng trưởng lợi nhuận quý IV/2022?

Theo dự báo của công ty chứng khoán SSI, BIDV sẽ là ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận cao nhất với mức 88-90% so với cùng kỳ.

Chứng khoán SSI đưa ra dự báo kết quả kinh doanh quý IV/2022 của một số ngân hàng. 

Ngân hàng Á Châu

Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán: ACB) được Ngân hàng nhà nước cấp vốn bổ sung hạn mức tín dụng vào đầu tháng 12 năm 2022, do đó dự báo dư nợ tín dụng và huy động sẽ tăng vừa phải so với quý trước. Với tỷ lệ nợ xấu dự báo được kiểm soát ở mức thấp hơn 1% và dư nợ cho vay tái cơ cấu tiếp tục giảm trong quý IV năm 2022, ngân hàng này có thể ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng cho các khoản vay tái cơ cấu do ảnh hưởng của Covid-19. Trong quý IV năm 2022, ACB có thể hạ lãi suất cho vay để tận dụng hết hạn mức tín dụng được Ngân hàng nhà nước phân bổ, do đó NIM sẽ giảm so với quý III. Theo đó lợi nhuận trước thuế quý IV có thể đạt hơn 3.500 tỷ đồng (tăng 16,3% so với cùng kỳ), mang lại lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 khoảng 17.000 tỷ đồng (tăng 41,9% so với cùng kỳ).

BIDV

BIDV (mã chứng khoán: BID) được kỳ vọng sẽ đạt 5.400 tỷ đồng lợi nhuận trong quý IV năm 2022, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ 88-90% so với cùng kỳ, nhờ chất lượng tài sản được kiểm soát và tỷ lệ NIM tăng lên. Tăng trưởng tín dụng và huy động dự kiến lần lượt đạt 12,7% và 9% vào cuối năm.

VietinBank

VietinBank (mã chứng khoán: CTG) được dự báo lợi nhuận cả năm sẽ đạt 21.200-21.400 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ). Điều này có nghĩa là lợi nhuận trong quý IV 2022 đạt 5.400 tỷ đồng (tăng 47% so với cùng kỳ). Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi tính đến ngày 30/11/2022 lần lượt là 10,7% và 5,1% so với đầu năm. Ngân hàng này sẽ tận dụng hết hạn mức tín dụng được phân bổ )12,7%) vào thời điểm cuối năm.

MSB

MSB (mã chứng khoán: MSB) được dự đoán sẽ đạt 1.200-1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế quý IV nhờ Ngân hàng nhà nước nâng hạn mức tăng trưởng tín dụng hơn 6% vào đầu tháng 12. Việc Ngân hàng nhà nước nới hạn mức tăng trưởng tín dụng đã giúp MSB đạt mức tăng trưởng tín dụng 16,5% vào năm 2022. NIM cso thể giảm so với quý trước, trong khi tỷ lệ nợ xấu quý IV tăng so với quý III dưới tác động của việc lãi suất tăng cao.

Sacombank

Việc xử lý các khoản nợ tồn động sẽ là động lực chính để ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank- mã chứng khoán: STB)

tăng lợi nhuận cốt lõi. Theo đó lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt hơn 1.800 tỷ đồng trong quý IV (tăng 63,5% so với cùng kỳ), giúp từ đó lợi nhuận cả năm 2022 đạt hơn 6.300 tỷ đồng.

TPBank 

Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (mã chứng khoán: TPB) đã duy trì được thanh khoản ở mức hợp lý nên không tăng mạnh lãi suất huy động như các ngân hàng cùng quy mô khác. NIM có thể tăng nhẹ trong quý IV 2022 so với quý III do NHNN tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng, và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 2.000 tỷ đồng (tăng 26,2% so với cùng kỳ). Tỷ lệ nợ xấu có thể tăng, những vẫn được kiểm soát dưới 1%.

Vietcombank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank- mã chứng khoán: VCB) dự kiến đạt hơn 37.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2022, tăng gần 40% so với cùng kỳ. Điều này có nghĩ lợi nhuận quý IV đạt hơn 12.000 tỷ đồng (tăng 56%) so với cùng kỳ. Kết quả tăng trưởng lợi nhuận vượt trội của ngân hàng được thúc đẩy mởi mức NIM tiếp tục được cải thiện nhờ mức tăng trưởng tín dụng vượt tăng trưởng huy động (19% so với 9%) và chất lượng tài sản được kiểm soát tốt.

VIB

Dự báo lợi nhuận của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (mã chứng khoán: VIB) sẽ đạt khoảng 2.800 tỷ đồng (tăng 4,3%) so với cùng kỳ, do áp lực gia tăng đối với chi phí vốn và tỷ trọng cho vay mua nhà cao.

VPbank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Vpbank- mã chứng khoán: VPB) dự báo đạt lợi nhuận khoảng 25.000 tỷ đồng cho năm 2022, tăng 73,5% so với cùng kỳ. Trong quý IV, tăng trưởng sẽ duy trì ở mức cao tại ngân hàng mẹ (60-70% so với cùng kỳ) do tín dụng có thể tăng tốc vào cuối năm và tiến sát mức tăng trưởng tín dụng 30% do NHNN cấp. Tuy nhiên, FeCredit nhiều khả năng vẫn đang trong thời kỳ tái cấu trúc. Nên lợi nhuận còn hạn chế.

HDBank

Ngân hàng TMCP Phát triển T.P Hồ Chí Minh (HDBank- mã chứng khoán: HDB) sẽ hoàn thành kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra với lợi nhuận trước thế đạt 10.000 tỷ đông (tăng 24% so với cùng kỳ). Điều này có nghĩa lợi nhuận trước thuế trong quý IV được dự báo sẽ không đổi so với cùng kỳ.

MB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (mã chứng khoán: MBB) sẽ ghi nhận 22.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho năm 2022, tăng 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã giảm tốc trong quý cuối cùng của năm với mức đạt 4.500 tỷ đồng, thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này có thể được giải trình bởi việc ngân hàng thường tích cực xử lý nợ xấu và trích lập mạnh vào quý cuối cùng của năm.

OCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (mã chứng khoán: OCB) dự kiến sẽ giảm 22,8% lợi nhuận trong quý IV xuống còn khoảng 1.350 tỷ đồng. Lợi nhuận giảm chủ yếu do gặp bất lợi từ hoạt động kinh doanh trái phiếu chính phủ khi mà lợi suất trái phiếu tăng mạnh trong năm 2022 cũng như giảm thu nhập phí thuần.

Ninh An

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *