Quốc tế 17/01/2019 07:28

Tỷ phú Trung Quốc chuyển vội 17 tỷ USD vào quỹ tín thác gia đình để “né” thuế

Bốn tỷ phú Trung Quốc đã chuyển hơn 17 tỷ USD trong khối tài sản của họ vào quỹ tín thác gia đình vào cuối năm ngoái. Điều này chứng tỏ rằng người giàu Trung Quốc đang cố gắng bảo vệ tài sản của họ khỏi chính sách thuế mới. 

Tỷ phú Trung Quốc chuyển vội 17 tỷ USD vào quỹ tín thác gia đình để “né” thuế - Ảnh 1.

Để né luật thuế mới ban hành, nhiều tỷ phú Trung Quốc đang chuyển hàng chục tỷ USD vào quỹ tín thác gia đình. (Nguồn: Bloomberg)

Mới đây nhất là tỷ phú Sun Hongbin, nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Bất động sản Sunac China Holdings, người đã tiết lộ trong một hồ sơ tại Hong Kong vào ngày 12/1 vừa qua rằng, ông đã chuyển phần lớn cổ phần trong công ty của mình sang quỹ tín thác South Dakota Trust vào ngày 31/12.

Tiếp nữa, Chủ tịch của Công ty đầu tư Longfor Group Holdings, bà Wu Yajun, một trong những người phụ nữ giàu nhất Trung Quốc, cũng có một động thái tương tự trong những tuần gần đây, giống như các ông trùm giàu có đằng sau các nhà phân phối thực phẩm Dali Foods Group và Zhou Hei Ya International Holdings.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Trung Quốc đang tạo áp lực lên giới siêu giàu nước này để đẩy mạnh việc cắt giảm thuế cho số đông người dân trong năm nay. Tổng tài sản cá nhân tăng vọt lên mức ước tính 24 nghìn tỷ USD vào năm 2018 khiến giới siêu giàu Trung Quốc đang ngày càng phải xem xét kỹ lưỡng hơn từ những người thu thuế và tìm nơi cất giấu tài sản qua các quỹ tín thác.

“Các quỹ tín thác ở nước ngoài có thể không hoàn toàn tránh được thuế, nhưng ở một mức độ nào đó, chúng có thể khiến các tỷ phú đỡ phải chịu mức thuế cao hơn”, Oscar Liu, giám đốc điều hành tại Noah International Holdings Hong Kong, một nhà cung cấp dịch vụ quản lý tài sản cho biết.

Tuy nhiên, luật thuế mới của Trung Quốc không nêu rõ ràng liệu tài sản ủy thác ở nước ngoài có phải chịu thuế hay không. Bất kỳ khoản thuế nào cũng sẽ phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau, chẳng hạn như liệu người thụ hưởng có phải là cư dân ở Trung Quốc hay không, ông Liu nói.

Nhiệm vụ nộp thuế cao hơn đối với người giàu là một phần của cuộc đại tu hệ thống thuế của Trung Quốc. Đất nước đang chuyển sang việc cắt giảm thuế như là biện pháp đầu tiên nhằm chống lại nền kinh tế đang chững lại. Các nhà kinh tế của JPMorgan Chase & Co. ước tính tổng tác động của quyết định này sẽ ảnh hưởng tới khoảng 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 300 tỷ USD), tương đương 1,2% GDP.

Sự thay đổi này đang được thúc đẩy chủ yếu bởi khối lượng nợ khổng lồ của Trung Quốc, điều này khiến cho chính sách tài trợ xây dựng cầu và đường sắt trở nên phung phí, gây nguy hiểm cho sự ổn định tài chính.

Hồng Vân
Theo Bloomberg

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *