Quốc tế 04/10/2014 17:23

Quan chức Đài Loan "mất ghế" vì dầu ăn bẩn

FICA - Bộ trưởng Y tế Đài Loan Chiu Wen-ta vừa chính thức từ chức vì trách nhiệm để xảy ra vụ bê bối dầu bẩn chấn động nước này từ hôm 9/9/2014.

Theo thông báo ngày 14/9 Chính quyền Hồng Kông (Trung Quốc) công khai bản danh sách 383 công ty nhập khẩu dầu ăn bẩn của Công ty Chang Guann (Đài Loan), trong đó có rất nhiều công ty thực phẩm của Đài Loan, Hồng Kông và tại Trung Quốc lục địa gây phẫn nộ cho người tiêu dùng.

 

Hình ảnh về những thùng chứa dầu ăn thải mất vệ sinh khiến dư luận bị sốc

Theo điều tra, công ty Chang Guann thu gom từ cống của các tiệm ăn, lò mổ, điểm thuộc da, rồi đưa vào chưng cất, sau đó trộn thêm bột đất sét tinh khiết để loại bỏ tạp chất.

 

Hỗn hợp sau đó được tẩy màu và khử mùi, pha trộn với mỡ heo mới theo tỷ lệ 1 cũ : 2 mới. Cũng theo kết quả điều tra của giới chức Đài Loan đã có hơn 1.000 nhà hàng, tiệm bánh, doanh nghiệp bán lẻ bị ảnh hưởng. Hàng trăm mặt hàng thực phẩm đã được phát hiện có chứa loại dầu bẩn này.

 

Ngay sau khi để xảy ra vụ dầu ăn bẩn chấn động lan từ Đài Loan sang Hồng Kông, người đứng đầu ngành Y tế Đài Loan đã bị dư luận nước này chỉ trích về trách nhiệm để xảy ra vụ việc.

 

Ngày 3/10, theo tuyên bố của Văn phòng Công tố viên quận Bình Đông công bố ngày 3/10, Yeh Wen-hsiang, Chủ tịch của Chang Guann đã bị kết tội với 235 tội danh, bao gồm lừa đảo và vi phạm quy định an toàn thực phẩm với hành vi bán dầu ăn tái chế.

 

Ba đối tượng khác, trong đó có một nhà quản lý của một nhà máy hoạt động không giấy phép chuyên cung cấp dầu ăn cho Chang Guann, cũng bị cáo buộc các tội danh tương tự.

 

Các công tố viên cũng đã yêu cầu tòa án đưa ra mức phạt nặng do các bị cáo không có thái độ hối lỗi và đây là vụ việc nghiêm trọng, không chỉ gây khủng hoảng an toàn thực phẩm mà còn làm tổn hại đến hình ảnh của Đài Loan. Vụ bê bối trên đã dẫn tới lệnh thu hồi hàng loạt sản phẩm, từ bánh ngọt đến mỳ ăn liền.

 

Theo luật pháp Đài Loan, tội danh lừa đảo và vi phạm quy định an toàn thực phẩm có thể bị phạt tù tối đa 5 – 7 năm. Đây là vụ bê bối thực phẩm thứ hai tại Đài Loan trong chưa đầy một năm qua sau vụ phát hiện dầu ô liu có chứa chất tạo mày bị cấm dùng trong thực phẩm cuối tháng 10/2013.

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *