Quốc tế 22/07/2020 09:20

Mỹ thúc đẩy liên minh xuyên Đại Tây Dương chống Trung Quốc

Mối lo ngại về Trung Quốc đang gia tăng giữa đại dịch coronavirus, Mỹ nhìn thấy một cơ hội vàng để đưa nhiều quốc gia về phía mình.

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson và Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo

Khi Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson chào đón Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo vào thứ ba tại số 10 đường Downing, ông đã nói đùa trên thời sự.

“Khoảng cách xã hội không làm giảm khoảng cách ngoại giao hay chính trị”, ông nói.

Chuyến viếng thăm trực tiếp giữa đại dịch nhằm gửi tín hiệu về sự đoàn kết của Mỹ và các nước châu Âu khác chống lại Trung Quốc - khi Washington tìm cách thắt chặt mạng lưới xung quanh Bắc Kinh.

Ông Johnson và Pompeo bày tỏ lo ngại về cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với Hồng Kông và cách đối xử của họ đối với người Tân Cương, đồng thời khẳng định hợp tác trong việc đối phó với Bắc Kinh, theo London. Cả hai cũng đã thảo luận về tập đoàn công nghệ Huawei, công ty viễn thông lớn nhất của Trung Quốc, với việc Mỹ có kế hoạch loại bỏ khỏi hoàn toàn Huawei vào năm 2027.

Chuyến thăm của ông Pompeo “công nhận quyết định gần đây của Anh đối với Huawei, và quyết định đó được chính quyền Mỹ hoan nghênh nhiệt liệt”, và nhằm mục đích thúc đẩy các nước châu Âu khác nên noi gương London, Nile Gardiner, một nhà tư tưởng thuộc Đảng bảo thủ của Mỹ nói.

Mối lo ngại đối về Trung Quốc đang gia tăng giữa đại dịch coronavirus, Mỹ nhìn thấy một cơ hội vàng để đưa nhiều quốc gia về phía mình.

Trong một sự kiện trực tuyến hôm thứ ba do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế tổ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mark Esper đã bày mối lo ngại với Trung Quốc khi một lần nữa kêu gọi các đồng minh và các thành viên NATO tránh xa Huawei.

Mặt khác, “chúng tôi nghi ngờ về tính bảo mật của mạng Huawei và điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chia sẻ thông tin tình báo của chúng tôi với các đồng minh và khả năng tiến hành lập kế hoạch hoạt động”, Esper nói.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, Robert O'Brien đã có cuộc hội đàm về chủ đề Trung Quốc với các quan chức cấp cao của Anh, Pháp và Đức vào tuần trước trong chuyến thăm Pháp.

Peter Rough, thành viên cao cấp tại Viện Hudson bảo thủ ở Washington, cho rằng Mỹ sẽ có một thời gian dễ dàng hơn để hình thành một liên minh xuyên Đại Tây Dương chống lại Trung Quốc so với trước đại dịch coronavirus.

“Tôi nghĩ, giờ đây, liên minh chống Trung Quốc đang hình thành mạnh mẽ” ông nói. "Người Trung Quốc đã triệt để xung đột với Úc. ... Họ đã áp buộc Hồng Kông. Họ đã chiến đấu với người Ấn Độ.”

Trong một cuộc thăm dò hồi tháng trước của Viện thay đổi toàn cầu Tony Blair, 60% số người được hỏi ở Anh và 55% ở Pháp cho biết quan điểm của họ về chính phủ Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi bắt đầu đại dịch - thậm chí nhiều hơn 54% ở Mỹ, Đức nằm ở không xa phía sau với 46%.

Sự thay đổi trong dư luận này sẽ “làm cho các chính trị gia khó hành động hơn” đối với Trung Quốc, viện nghiên cứu kết luận.

Mặc dù Washington đã thất vọng bởi các nước châu Âu đặt lợi ích kinh tế của họ lên hàng đầu khi đối phó với Trung Quốc, nhưng họ thấy cuộc khủng hoảng coronavirus và cuộc đàn áp ở Hồng Kông là chất xúc tác cho sự thay đổi trong thái độ của họ.

Nếu các thành viên Liên minh châu Âu chặn Huawei khỏi mạng 5G của họ, chính phủ Trung Quốc có thể cấm Nokia của Phần Lan và Ericsson có trụ sở tại Thụy Điển xuất khẩu các sản phẩm cạnh tranh được sản xuất tại Trung Quốc, theo truyền thông Mỹ.

Bắc Kinh cũng có thể trả đũa Vương quốc Anh vì đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông về luật an ninh mới của Trung Quốc.

Washington hiện nay đang bất hòa với Pháp về thuế và thương mại, gần đây đã áp thuế 25% đối với nhiều hàng hóa của Pháp để đáp trả thuế kỹ thuật số do Paris áp đặt lên các đại gia công nghệ Mỹ.

Thùy Dung

Theo Nikkei

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *