Quốc tế 06/10/2014 13:16

Kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương tăng trưởng chậm lại

FICA - Theo báo cáo của Worldbank, các nước Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ở mức 6,9% trong năm nay và năm tới, giảm so với mức 7,2% vào năm 2013.

Theo báo cáo Cập nhật Kinh tế Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được Ngân hàng Thế giới (Worldbank) công bố ngày hôm nay  (6/10) tốc độ tăng trưởng tại các nước khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ giảm trong năm nay.

 

 

Theo báo cáo, các nước đang phát triển Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng ở mức 6,9% trong năm nay và năm tới, giảm so với mức 7,2% vào năm 2013.

 

Tuy nhiên, sang năm tới tốc độ sẽ tăng do sự phục hồi dần của các nước có thu nhập cao thúc đẩy tiêu dùng và nhu cầu nhập khẩu đối với các mặt hàng trong khu vực.

 

Tăng trưởng ở các nước đang phát triển trong khu vực được dự kiến sẽ giảm xuống mức đáy là 4,8% trong năm nay, trước khi tăng lên mức 5,3% vào năm 2015, khi xuất khẩu tăng và các cuộc cải cách kinh tế trong nước ở các nền kinh tế lớn khu vực Nam Á đạt được những tiến triển mạnh mẽ hơn.

 

Ông Axel van Trotsenburg, Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới nói: “Khu vực Đông Á-Thái Bình Dương sẽ tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ cao hơn – và nhanh hơn so với các khu vực đang phát triển khác – nếu như các nhà hoạch định chính sách thực hiện chương trình cải cách nội địa mang tính tham vọng hơn, bao gồm việc loại bỏ các rào cản làm cản trở đầu tư trong nước, nâng cao khả năng  cạnh tranh trong xuất khẩu và hợp lý hóa chi tiêu công.”

 

Mặc dù tăng trưởng giảm nhưng Worldbank cũng đánh giá triển vọng của các nền kinh tế ASEAN. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân về tốc độ tăng trưởng, Worldbank đã điều chỉnh mức dự báo tăng trưởng của Malaysia lên mức 5,7% cả năm nay; Campuchia lên 7,2%. Tiêu dùng do bầu cử là động lực giúp tăng trưởng tại Indonesia; Thị và thị trường lao động sôi động ở Malaysia, dòng kiều hối tăng mạnh ở Philippines(6,4% trong năm nay và 6,7% trong năm 2015) là yếu tố tác động tăng trưởng của các nước này. Myanma sẽ đạt mức 8,5% trong năm nay và năm tới do các yếu tố cải cách và mở cửa.

 

Báo cáo chỉ rõ, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Cam-pu-chia là 4 quốc gia có điều kiện phù hợp để tăng xuất khẩu, phản ánh mức độ hội nhập ngày càng sâu của các nền kinh tế này vào các chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực, vốn có vai trò làm động lực thúc đẩy thương mại toàn cầu trong vòng 20 năm qua.

 

Báo cáo xác định các khuyến nghị chính sách cho các quốc gia khác nhau nhằm giải quyết những rủi ro và bắt đầu đi theo con đường phát triển bền vững. Worldbank khuyến cáo cải cách cơ cấu trong dài hạn mà sẽ giúp các quốc gia có thể tối đa hóa những lợi ích từ sự phục hồi toàn cầu. Những cải cách then chốt bao gồm tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cải thiện hậu cần thương mại, và tự do hóa các dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nguyễn Tuyền

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *