Doanh Nhân 22/12/2013 14:52

Năm CEO thất bại nặng nề nhất thế giới năm 2013

Nhiều cái tên từng được đánh giá là những nhà điều hành tài ba ở các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới, tuy nhiên trong năm 2013 này lại là năm đánh dấu sự thất bại của họ, trong đó có Eike Battista- tỉ phú người Brazil, người gần như mất hết khối gia sản khổng lồ của mình.

Hãy điểm qua một số gương mặt CEO thất bại nhất trong năm 2013 theo đánh giá của tạp chí Forbes.

Eike Batista, CEO kiêm chủ tịch điều hành EBX Group

Đứng đầu danh dách những CEO tệ nhất trong năm 2013 là gương mặt Eike Batista của tập đoàn EBX Group vốn sở hữu nhiều công ty con, tuy nhiên EBX Group đã phá sản và để lại nhiều bất ngờ cho cổ đông.

 

Trong đó, công ty con khai thác dầu mỏ OGX đã đệ đơn xin phá sản vào tháng 10 vừa qua vì không thể sản xuất được một phần nhỏ của 18 triệu thùng dầu mà Batista đã hứa.

OGX phá sản đã kéo theo công ty đóng tàu OSX (vốn có ảnh hưởng tương tác với công ty khai thác dầu) rơi vào kết cục tương tự chỉ một tuần sau đó. Cả OGX và OSX nợ ngập đầu, nhiều hơn cả tài sản vốn có của công ty. Giá cổ phiếu của chúng giảm đến 95% chỉ trong vòng một năm.

Như vậy, chỉ trong năm nay giám đốc điều hành Batista đã gần như mất trắng toàn bộ tài sản 30 triệu USD. Hiện khối tài sản còn lại của Batista chỉ còn chưa đến 400 triệu USD.

Basista là một doanh nhân người Brazil, lúc giàu có ông đã mua lại nhiều công ty vận tải, đóng nhiều tàu chở dầu khi dự đoán về sự phát triển mạnh mẽ của chúng, nhưng chính chúng lại khiến cơ ngơi của Basista tiêu tan trong nháy mắt.

Ronald Johnson, cựu CEO của J.C. Penney

 

Ronald Johnson từng là giám đốc kinh doanh của Apple và từng là giám đốc điều hành tại Target, không bao nhiêu đó vẫn không đủ để giúp Johnson có thể đưa J.C.Penney làm ăn phát đạt mà ngược lại còn khiến công ty lụi tàn dần kể từ khi lên làm giám đốc điều hành ở đây.

 

Sự thất bại cay đắng của Johnson là kết quả của việc áp dụng mô hình bán hàng của Apple một cách máy móc mà không qua không thử nghiệm, thăm dò trước khi đưa vào thực hiện những chiến lược kinh doanh của mình. Ông nghĩ rằng chỉ có cách loại bỏ các chương trình khuyến mãi, giảm giá thì mới nâng giá trị của công ty lên. Thêm vào đó việc thay đổi liên tục logo, chiến dịch quảng cáo đã gây mất lòng tin ở người tiêu dùng.

Kể từ khi Johnson lên làm giám đốc điều hành của J.C.Penney từ tháng 11 năm 2011 ông đã khiến lợi nhuận của công ty liên tục sụt giảm, cổ phiếu từ mức 41 USD/cổ phiếu đã rơi thẳng xuống chỉ còn 14 USD/cổ phiếu

Cuối cùng, Ron Johnson đã phải từ biệt JC Penney vào tháng 4 vừa qua và trở thành một trong những CEO thất bại nhất trong thập kỷ.

Eddie Lampert, CEO của Sears Holdings

 

Eddie Lampert là một nhà quản lý quý và từng có tiếng tăm trong giới kinh doanh khi đưa Kmart ra khỏi nguy cơ phá sản vào năm 2003, và ông cũng là người chỉ đạo mua lại Sears với giá 11 tỉ USD rồi hợp nhất tất cả các công ty này vào năm 2005 để trở thành công ty Sears Holdings hùng mạnh. Mặc dù là một nhà quản lý quỹ đa tài, nhưng cũng không đủ để Lampert có thể giữ được nền móng của Sears Holdings sau khi trở thành giám đốc điều hành vào tháng 2 năm đó.

 

Lampert đã quá trú trọng đầu tư vào công nghệ, nhưng lại quên đi việc đầu tư vào các cửa hàng và chiến lược marketing, cuối cùng dẫn đến thất bại của doanh số bán hàng trong 27 quý liên tiếp. Chỉ trong ba tháng đầu năm nay, Sears Holdings đã lỗ ròng 800 triệu USD.

Khoản nợ hiện tại của Sears Holdings đã lên đến 7 tỉ USD, trong khi lượng tiền mặt chỉ còn 600 triệu USD.

Thorsten Heins, cựu CEO của BlackBerrry

BlackBerrry từng chiếm 50% thị phần điện thoại smartphone cách đây bốn năm, nhưng hiện giờ nó chỉ còn vỏn vẹn 1,5% và thủ phạm gây sụt giảm nghiêm trọng này là Thorsten Heins.

Sự tính toán sai lầm khi đánh cược vào hai thiết bị mới sử dụng hệ điều hành BlackBerry 10 nhưng thất bại hoàn toàn.

Trong quý ba năm 2012, BlackBerry đã lỗ 1 tỉ USD và phải cắt giảm hàng ngìn nhân viên. Cuối cùng BlackBerry trở thành món hàng chào mua của Fairfax Holdings, một công ty đầu tư bảo hiểm của Canada với số tiền 4,7 tỉ USD.

Như vậy, sau 22 tháng điều hành yếu kém, Heins đã khiến cổ phiếu của BlackBerry giảm gần 60% và bị hất cẳng vào tháng 11 năm nay.

Steve Ballmer, CEO của Microsoft

 

Kể từ khi lên làm CEO của Microsoft thay cho Bill Gates vào năm 2000, Steve Ballmer đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đề đưa Microsoft gia nhập vào “thế giới công nghệ” từ máy tính cá nhân, đến điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Microsoft tự ẩn mình và không thể cạnh tranh được với Google. Không thể tận dụng tăng trưởng mạnh mẽ tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil.

Mặc dù cổ phiếu của Microsoft vẫn tăng trong năm nay, nhưng tính chung kể từ khi Ballmer lên làm giám đốc điều hành thì lại giảm đến 36%.

Vào tháng 8 năm nay, Ballmer đã tuyên bố sẽ từ chức trong thời gian tới và người thay thế ông sẽ do một hội đồng đặc biệt chọn lựa.

Theo Vũ Kiều
Một Thế Giới/Forbes

Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *