Doanh Nhân 13/07/2014 11:48

Đại gia Việt: Tàu ra Hoàng Sa, nợ xấu và...xe đạp

Xáo trộn nhân sự cao cấp tại Ngân hàng Vietbank, người giàu Việt giờ phải đi xe đạp...là những thông tin nóng hổi về đại gia tuần qua.

Xáo trộn nhân sự cao cấp tại VietBank

 

Thông tin từ Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa phát ra cho hay, kể từ ngày 01/07/2014, nhà băng này đã chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Trung Thành giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc VietBank. Đồng thời cho biết, việc bổ nhiệm thêm 1 Phó Tổng Giám đốc nằm trong kế hoạch phát triển của VietBank.

 

Ông Nguyễn Trung Thành sinh năm 1977, là Thạc sỹ đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, chuyên ngành Tài chính ngân hàng. Ông Nguyễn Trung Thành nguyên là Phó Tổng giám đốc công ty chứng khoán Á Châu, Giám đốc phòng Khách hàng doanh nghiệp VietBank, Giám đốc VietBank chi nhánh TP.Hồ Chí Minh.

 

Ông Nguyễn Trung Thành - Tân Phó TGĐ VietBank.

Ông Nguyễn Trung Thành - Tân Phó TGĐ VietBank.

 

Trước đó, hồi đầu tháng 6, VietBank cũng đã thông qua đơn từ nhiệm Tổng giám đốc của ông Cao Văn Đức. Hiện ngân hàng chưa có thông báo về nhân sự thay thế.

 

Việc từ nhiệm của ông Đức diễn ra giữa bối cảnh Hội đồng xét xử vụ bầu Kiên công bố quyết định khởi tố vụ án hình sử "kinh doanh trái phép" tại VietBank và ACB. Bà Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên) là Thành viên HĐQT VietBank.

 

Như vậy, Ban lãnh đạo VietBank hiện có 1 Q.Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc điều hành gần 1.300 nhân sự.

 

Nợ xấu bất động sản toàn của đại gia có thế lực

 

Phát biểu trong cuộc Đối thoại trực tiếp “Giao dịch nhà đất trên dưới 1 tỷ đồng” tại TP.HCM ngày 11/7, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh cho rằng: “Theo số liệu của Bộ Xây dựng về dư nợ tín dụng cho vay BĐS là 277.000 tỷ đồng, trong đó nợ xấu là 10.000 tỷ đồng (chiếm 4% - theo báo cáo của các ngân hàng thương mại).

 

Đây chủ yếu là nợ xấu của các đại gia chứ không phải của cả thị trường BĐS, thậm chí nợ xấu của các đại gia có lúc tới 3 lần con số này và nó cho thấy nợ xấu của thị trường BĐS còn rất lớn. Hiện việc xử lý nợ xấu BĐS rất khó khăn, vì chủ yếu nợ xấu là của các đại gia BĐS có thế lực rất lớn, có quan hệ rộng, nên khi động chạm vào họ rất khó”.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành đánh giá: 6 tháng đầu năm, thị trường BĐS mới “ấm” một chút và chỉ ở một số phân khúc.

 

“Số lượng dự án sôi động trên thị trường chỉ không quá 30 dự án, tức là chỉ chiếm 4% còn 96% dự án đắp chiếu.

 

Đại gia sắm tàu ra Hoàng Sa:12 tàu đầu tiên về nước

 

Ngày 6/7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết chuẩn bị sang Hàn Quốc để đưa 12 tàu đầu tiên về nước để đưa ra Hoàng Sa.

 

Trong tháng 8, Công ty Đức Khải sẽ hoàn tất mua 45 tàu của Hàn Quốc và Nhật. Số tàu còn lại về nước vào khoảng cuối năm 2015.

 

12 tàu chuẩn bị về nước

12 tàu chuẩn bị về nước

 

Theo đại diện Công ty Đức Khải, trong thời gian đầu, một số ngư dân các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh bắt khai thác thủy, hải sản sẽ làm chuyên gia hướng dẫn, hỗ trợ kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc đánh bắt, khai thác thủy, hải sản.

 

Ngư dân khi được tuyển dụng sẽ thông qua khóa đào tạo ngắn hạn; đối với ngư dân là thuyền viên sẽ được học về kỹ năng, kỹ thuật sử dụng công cụ máy móc thiết bị khai thác đánh bắt thủy, hải sản theo công nghệ Hàn Quốc, Nhật Bản...

 

Anh gây bão, em tạo sóng: Đáng nể nhà đại gia Việt

 

Thông tin từ một tờ báo của Nga cho biết, tập đoàn Rusal đã nhất trí với đối tác Việt Nam trong việc xây dựng tuyến đường sắt trị giá khoảng 1 tỷ USD, từ Bình Phước đến Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn kinh phí từ Việt Nam do tập đoàn tư nhân An Viên (AVG) thực hiện.

 

Giới đầu tư ngay lập tức nghĩ tới em trai của tỷ phú đô-la duy nhất tại Việt Nam Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Vũ bởi quy mô của dự án rất lớn, mà ở Việt Nam chỉ có một vài cá nhân có thể tham gia, trong đó có anh em nhà ông Vượng.

 

Tập đoàn An Viên chưa lên tiếng về dự án này, nhưng trước đó, giới đầu tư đã biết đến những đề xuất liên quan tới dự án nói trên. Bên cạnh đó, ông Phạm Nhật Vũ từng khuynh đảo giới kinh doanh trong nước với việc đầu tư hàng nghìn tỷ vào Truyền hình An Viên và mua bản quyền bóng đá Việt trong 20 năm.

 

Mỗi lần ông Vũ xuất hiện đều là một lần chấn động thị trường. Mặc dù vậy, ông Vũ vẫn còn xếp sau anh trai mình là Phạm Nhật Vượng về độ nổi tiếng, bởi lẽ rất đơn giản: đây là doanh nhân đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này là tỷ phú đô la của Việt Nam, có tên trong danh sách của Forbes.

 

Báo Thái Lan: Người giàu Việt Nam giờ phải chơi xe đạp

 

Ngày 12/7, trang Bangkok Post của Thái Lan đã đăng một bài viết dài về sự trở lại của "mốt" đi xe đạp ở Hà Nội.

 

Mốt đạp xe đang quay trở lại

Mốt đạp xe đang quay trở lại

 

Sự phổ biến của các dòng xe đạp thể thao cao cấp được nhập khẩu hiện đang là một chương mới trong cuốn sử về xe đạp ở Việt Nam, thứ phương tiện mà từng gắn liền với hình ảnh của những người nông dân nghèo và học sinh trong suốt nhiều năm qua.

 

Như trước đây, nhiều ông chủ cửa hàng xe đạp kể rằng mọi người không hiểu nổi vì sao lại mê xe đạp trong suốt ngần ấy năm, vì đối với họ, xe đạp chỉ dùng cho những người nghèo khó, người giàu thì phải đi oto.Nhưng thời thế đã đổi thay.

 

Với những chiếc xe đạp sáng choang đang lượt là đi trong thành phố, họ cho rằng hầu hết tất cả những người đang cưỡi trên những “con ngựa sắt” ngoại nhập ngoài đường phố Hà Nội kia đều tự tin rằng, chỉ cần liếc ngang thôi, ai cũng có thể định vị được ngay phong cách của họ.

 

Theo Thái Linh (Tổng hợp)

Đất Việt

Chuyên mục: Doanh Nhân

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *