Chính sách 18/07/2014 07:46

Mở đường cho các thương vụ M&A bất động sản có yếu tố ngoại

FICA - Theo Chứng khoán Rồng Việt, Luật Đất Đai 2013 sẽ mở đường cho những thương vụ M&A lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Luật Đất Đai năm 2013 vừa có hiệu lực ngày 01/07/2014 đưa ra nhiều sửa đổi quan trọng đối với vấn đề sử dụng đất đai tại Việt Nam. Luật này thời được kỳ vọng sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý đầy đủ và hiệu quả cho sự phát triển của thị trường bất động sản trong thời gian tới.

Trong báo cáo thị trường ngày 17/7, Chứng khoán Rồng Việt nhận định, một điểm thay đổi quan trọng trong Luât Đất Đai mới là việc thiết lập được sự bình đẳng về quyền sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 

Cụ thể, nếu trong Luật Đất Đai cũ, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các dự án nhà ở ở Việt Nam chỉ được cho phéo thuê đất từ 50 đến 70 năm thì nay với luật mới, các nhà đầu tư này còn có thể được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng như những nhà đầu tư nước.

Luật Đất Đai còn cho phép các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng vốn góp dưới hình thức quyền sử dụng đất trừ trường hợp đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Quy định này nhìn nhận thực tế là trước này, nhiều doanh nghiệp nước ngoài vẫn thường đầu tư vào bất động Việt Nam thông qua việc mua lại vốn góp tại các doanh nghiệp trong nước nhằm tránh những phức tạp trong vấn đề xin thuê đất. 

Việc CTCP Gemadept (GMD-HSX) góp vốn vào công ty con Marproco bằng quyền sử dụng đất trị giá gần 40 triệu USD tại số 06 Lê Thánh Tôn, Q1, TP.HCM trước khi chuyển nhượng 85% vốn góp tại doanh nghiệp này cho Tập đoàn CJ (Hàn Quốc). Tương tự, CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB-HSX) cũng đang đàm phán để chuyển nhượng phần vốn góp chi phối tại 3 dự án lớn ở TP.HCM là City Gate Towers, NBB Garden II và NBB Garden III cho nhà đầu tư nước ngoài.

Rồng Việt cho rằng việc Luật Đất Đai 2013 quy định cụ thể vấn đề này sẽ mở đường cho những thương vụ M&A lớn với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Với luật Đất Đai mới, phân khúc bất động sản công nghiệp cũng thêm nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh các nhà sản xuất trên thế giới đang chuyển dịch cơ sở sang các quốc gia có chi phí sản xuất thấp như Việt Nam. 

Theo Cục Xúc tiến đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào Việt Nam đã tăng 0,9% so với cùng kỳ, đạt 5,75 tỷ USD. Riêng, FDI vào bất động sản tăng vọt 65%, đạt 692 triệu USD.

Theo lời ông Scott Douglas, Giám đốc quản lý quỹ Identity McIntyre Financial Group trong buổi phóng vấn với Keith Hilden của công ty tư vấn Squawkonomics (Đài Loan), Việt Nam đang đứng trước một làn sóng công nghiệp hóa với sự bùng nổ về sản xuất trong bối chi phí sản xuất ở các nước lân cận đang gia tăng nhanh chóng trong khi các tập đoàn đa quốc gia đang tìm kiếm nước nơi có chi phí thấp và sự ổn định chính trị. 

Nói về tiềm năng của phân khúc bất động sản công nghiệp ở Việt, ông Douglas nói thêm: trong 10 năm qua, Trung Quốc và Đài Loan đã không còn là những môi trường đầu tư có chi phí thấp; Thái Lan dù có chi phí thấp nhưng có lại những vấn đề riêng và điều này đã tạo cơ hội cho Việt Nam như một nước láng giềng có môi trường đầu tư thân thiện hơn. 

Bích Diệp

Chuyên mục: Chính sách

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *