Tiền và Hàng 28/01/2015 09:39

Vựa kiệu lớn nhất miền Trung hối hả vào vụ Tết

FICA - Nếu so với năm ngoái, sản lượng kiệu củ đạt năng suất thấp hơn. Thế nhưng, nhờ giá kiệu đầu vụ vẫn giữ mức cao nên người trồng kiệu Tết ở huyện Phù Mỹ (tỉnh Bình Định) vẫn lãi cao.

Đến hẹn lại lên, cứ đến đầu tháng Chạp khắp những cánh đồng kiệu xanh bạt ngàn ở các xã Mỹ Hiệp, Mỹ Hòa, Mỹ Trinh, Mỹ Phong, thị trấn Phù Mỹ… (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) lại rộn ràng vào vụ thu hoạch kiệu Tết. Từ ngoài đồng đến ở vườn nhà đâu đâu cũng kiệu. Kiệu được nhổ, cắt lá lấy củ, đóng vào bao tải, bao cước, tập kết chờ thương lái thu mua, đưa vào các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi.

Vựa kiệu lớn nhất miền Trung hối hả vào vụ Tết
Vựa kiệu lớn nhất miền Trung hối hả vào vụ Tết
 
Theo người trồng kiệu Tết ở huyện Phù Mỹ, do năm nay thời tiết đầu vụ mưa nhiều cây kiệu kém tốt, sản lượng kiệu giảm từ 50- 70kg/sào so với năm ngoái. Nếu như mọi năm, năng suất bình quân đạt từ 350 – 400 kg kiệu củ/sào thì năm nay chỉ đạt khoảng 270 đến 350 kg/sào.
 
Tuy nhiên, nhờ giá kiệu đầu vụ không biến động vẫn giữ mức giá cao từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg kiệu củ loại 1; giá kiệu củ loại 2 và loại 3 giao động từ 16.000 đến 19.000 đồng, với giá này người trồng kiệu thu lãi ít 4 đến 6 triệu đồng/sào, cao gấp 2-3 lần so với trồng cây lúa hay bắt cứ loại hoa màu khác tại địa phương.
 
Nông dân Phạm Sử (thôn Bình Tân Tây, xã Mỹ Hiệp), với 5 sào kiệu chuẩn bị thu hoạch bán Tết Ất Mùi, ước tính đạt trên 500kg kiệu củ/sào.
 
Ông Sử phấn khởi: “So với năm ngoái, sản lượng kiệu thấp hơn nhưng không đáng kể. Nhưng bù vào đó, giá kiệu đầu vụ cao bình quân 21.000 đồng/kg kiệu củ nên người nông dân vẫn có lãi. Bình quân mỗi sào đạt khoảng 350kg kiệu củ, với giá hiện tại nông dân vẫn có lãi từ 3,5 đến 4 triệu đồng/sao. Riêng gia đình tôi 5 sào, ước đạt 500kg/sào, trừ chi phí giống, phân bón, thuốc sâu cũng cầm chắc lãi trên 30 triệu đồng đón Tết vui vẻ”.
Kiệu được giá, từ người trồng kiệu đến thương lái thu mua kiệu đều phấn khởi
Kiệu được giá, từ người trồng kiệu đến thương lái thu mua kiệu đều phấn khởi
 
Kiệu được giá, từ người trồng kiệu đến thương lái thu mua kiệu đều phấn khởi

Chỉ làm một tháng Tết, những phụ người phụ nữ ở các làng kiệu ở huyện Phù Mỹ cũng kiếm 4-5 triệu sắm Tết

 
Từ lâu, củ kiệu ở Phù Mỹ nổi tiếng được khách hàng khắp cả nước ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon, giòn. Kiệu Tết ở huyện Phù Mỹ được trồng từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch là thu hoạch phục vụ nhu cầu thực phẩm tết cổ truyền của dân tộc. Hàng năm, vựa kiệu lớn nhất miền Trung này cung cấp hàng trăm tấn kiệu củ tiêu thụ khắp cả nước dịp Tết. Vì lẽ đó, nghề trồng kiệu Tết ở huyện Phù Mỹ trở thành nghề đem lại thu nhập chính cho người dân địa phương vào dịp Tết. Ngoài ra, còn tạo điều kiện cho hàng trăm lao động nữ lúc nông nhàn có thêm thu nhập khi năm hết tết đến.
 
Chị Nguyễn Thị Linh (thôn Bình Tân Tây), hồ hởi nói: “Đặc điểm của lao động ăn theo mùa kiệu chỉ làm đúng một tháng giáp Tết. Mỗi người mỗi việc, người nhổ kiệu ngoài ruộng, tính theo ngày công được 160.000 đồng/ngày. Những chị em chuyên cho kiệu vào bao thì tính theo sản phẩm, cứ vào 1 bao kiệu (bao 110kg) được 15.000 đồng. Mỗi ngày, làm từ 4h sáng đến 11 trưa được 10 đến 15 bao kiệu, tính ra cũng được 150.000 đến 200.000 đồng/ngày. Chỉ làm một tháng giáp Tết mỗi chị em cũng kiếm 4-6 triệu đồng nên chị em cũng phấn khởi có tiền sắm đồ Tết cho gia đình”.

Kiệu được giá, dù mới đầu tháng Chạp nhưng thương lái khắp nơi đổ về tận ruộng giao dịch, mua bán kịp đưa vào các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên phục vụ Tết nguyên đán Ất Mùi sắp tới. Chị Liên, người thu mua kiệu củ tại xã Mỹ Hiệp, cho rằng: “Mới đầu vụ mà nhiều hộ trồng kiệu thu vài chục triệu nhờ giá kiệu cao. Hơn 1 tuần nay, mỗi ngày bình quân tôi thu gom đưa vào TP. Hồ Chí Mình khoảng 3-4 tấn kiệu củ. Nếu tính hết vụ, dự tính xuất khoảng 90 đến 100 tấn kiệu củ. Thấy không khí bà con hối hả thu hoạch kiệu mình cũng phấn khởi”.

Kiệu được tập kết gần chợ Phù Mỹ 
Kiệu được tập kết gần chợ Phù Mỹ 
Kiệu được đóng bị chuẩn bị đóng bao đưa vào các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên tiêu thụKiệu được đóng bị chuẩn bị đóng bao đưa vào các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên tiêu thụ

Thế nhưng, để có củ kiệu đến tay người tiêu dùng thì người nông dân phải một nắng hai sương, đổ mồ hôi. Tưởng như nghề trồng kiệu đơn giản nhưng cũng tốn công chăm sóc, đầu tư, chịu ảnh hưởng do thời tiết. Có thâm niên trồng kiệu Tết cả chục năm, ông Nguyễn Văn Bình (thôn Bình Tân Tây, xã Mỹ Hiệp), cho biết: “Cây kiệu cũng như các loại cây trồng khác chịu ảnh hưởng bởi thời tiết. Năm nay, thời tiết thay đổi bất thường, mưa nhiều nên 5 sào kiệu của gia đình tôi chỉ đạt khoảng 300kg/sào. Trong khi đó, chi phí đầu tư tiền giống, phân bón, công lao động tăng nên lãi ít đi. Người nông dân lấy công làm lãi nên tính ra vẫn còn hơn làm cây lúa. Gặp năm mưa thuận gió hòa, kiệu phát triển tốt, được giá có thể năng suất gấp 2-3 lần cây lúa”.

Vụ kiệu Tết năm nay, huyện Phù Mỹ sản xuất gần 630 ha kiệu, diện tích giảm hàng chục ha, năng suất thấp hơn 50-70kg/sào so với năm trước. Tuy nhiên, từ đầu tháng Chạp đến nay, giá kiệu củ ở mức cao bình quân 20.000 đồng/kg. Nếu kiệu loại 1, củ kiệu to đều, chắc, trắng đẹp thì giá bán có thể lên tới 25.000 đến 27.000 đồng/kg. Với giá như hiện này, người trồng kiệu Tết năm nay ở Phù Mỹ thu nhập cả vài chục triệu, hộ nào trồng diện tích lớn có lãi đến 100 triệu đồng.

Doãn Công
Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *