Tiền và Hàng 07/09/2014 16:53

Thuốc lá lậu hoành hành như đại dịch

FICA - Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện gần 1.500 vụ buôn bán thuốc lá lậu

Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2014, lực lượng Quản lý thị trường TP.HCM đã phát hiện gần 1.500 vụ buôn bán thuốc lá lậu, gian lận hải quan với khoảng 5 triệu đơn vị sản phẩm và trên 100 tấn hàng bách hoá và hàng trăm vụ vi phạm về hàng giả, hàng nhái…

“Tâm điểm” thuốc lá lậu

Một điểm tập kết thuốc lá lậu bị cảnh sát kinh tế triệt phá
Một điểm tập kết thuốc lá lậu bị cảnh sát kinh tế triệt phá

Từ nhiều năm qua, việc chống buôn bán thuốc lá ngoại nhập lậu luôn là vấn đề nan giải nhất. Dù nhiều cơ quan ban ngành cùng phối hợp nhưng thực trạng này vẫn luôn xảy ra và có chiều hướng tăng cao. Bọn “nài” thuốc lá lậu ngàng càng liều lĩnh với những thủ đoạn hết sức tinh vi gấy thất thoát hàng chục tỷ đồng tiền thuế của nhà nước.

Theo đánh giá của Chi Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM thuốc lá nhập lậu chủ yếu là loại Jet, Hero từ biên giới tỉnh Long An, Tây Ninh “đổ bộ” vào TP.HCM tiêu thụ. Các đối tượng buôn bán thuốc lá lậu vận chuyển chủ yếu bàng xe máy, ghe trên sông rồi tập kết hàng tại bãi Than Bùn (giáp ranh giữa huyện Đức Hoà, tỉnh Long An và huyện Hóc Môn thuộc TP.HCM), sau đó bọn chúng chia nhỏ hàng vận chuyển theo đường tiểu ngạch để trốn sự truy bắt của lực lượng chức năng.

Hiện nay do mức giá chênh lệnh giữa thị trường thuốc lá tại TP.HCM và Campuchia khá cao (từ 8.000 đồng – 12.000 đồng/bao) nên vì lợi nhuận “khủng” này mà nhiều đường dây buôn bán thuốc lá lậu được hình thành. Một đường dây bị triệt phá lại xuất hiện những đường dây mới. Càng về sau, bọn chúng nguỵ trang rất kỹ, chế tạo lại kết cấu của phương tiện để cất giấu, đóng giả người dân chở cá, rau, cỏ…thậm giá bọn chúng còn giả là sinh viên, học sinh để vận chuyển thuốc lá lậu.

Một điểm tập kết thuốc lá lậu bị cảnh sát kinh tế triệt phá
"Nài" chở thuốc lá lậu phóng bạt mạng trên trên làn đường dành cho xe ô tô tại đường Trường Chinh, quận 12

Trong sáng 6/9, Chi Cục QLTT TP.HCM đã phối hợp với công an phường Tây Thạnh (quận Tân Phú) đồng loạt kiểm tra 3 điểm bán hàng tạp hoá cùng địa chỉ 737 Trường Chinh phát hiện gần 500 gói thuốc lá lậu, 300 bộ bài tây xuất xứ từ Trung Quốc không có hoá đơn chứng từ.

Đến thời điểm hiện tại, lực lượng QLTT đã phát hiện kiểm tra 1.476 buôn bán khoảng nữa triệu gói thuốc, hiện đã tịch thu 333 xe máy, xử phạt 298 vụ với số tiền trên 3,3 tỷ đồng.

Điều đáng nói, dù phát hiện hàng nghìn vụ vi phạm nhưng chỉ duy nhất 1 vụ vận chuyển thuốc lá lậu được chuyển sang cơ quan CSĐT công an thành phố xử lý. Điều này cho thấy chế tài đối với việc xử phạt buôn bán thuốc lá ngoại nhập lậu còn quá nhẹ tay, trong khi giá trị lợi nhuận thu lại từ hoạt động phi pháp này lại “cực khủng”.

Hàng giả, hàng nhái, an toàn thực phẩm còn phức tạp

Lực lượng QLTT bắt giữ một lô hàng nhập lậu
Lực lượng QLTT bắt giữ một lô hàng nhập lậu

Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn phức tạp. Trong 7 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện kiểm tra 191 vụ. Các mặt hàng làm giả chủ yếu gồm: quần áo, đồng hồ, mắt kính, ba lô…

Đối với tình trạng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, dù QLTT thường xuyên ra quân, kiểm soát nhưng vẫn còn khá nhiều hạn chế. Qua kiểm tra, QLTT đã phát hiện 218 vụ vi phạm, tạm giữ gần 10 tấn bột ngọt Trung Quốc , hơn 6 tấn đường cát Thái Lan, 23.088 lon nước ngọt…các mặt hàng này được kiểm tra trong trường hợp đang buôn bán tại các công ty, các hộ kinh doanh trên đường phố.

Các đội QLTT đã lập biên bản 72 cơ sở kinh doanh hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt, 39 cơ sở không có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

Tem giả được phát hiện tại một cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm tại quận Bìn Tân
Tem giả được phát hiện tại một cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm tại quận Bìn Tân

Lý giải về tình trạng trên, lãnh đạo Bộ Công thương, Cục Quản lý thị trường, Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (Vatap), Cơ quan Thường trực  TW đều cho rằng vấn đề hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại đang ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính, có thương hiệu tỏ ra bức xúc trước việc bản quyền hàng hoá bị xâm phạm, làm giả, làm nhái gây ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh công ty.

Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái lộng hành là do còn nhiều kẽ hở để các đối tượng kinh doanh bất chính lợi dụng; Chế tài xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực này còn quá nhẹ; sự thiếu đồng bộ giữa các lực lượng chức năng; nhận thức hạn chế của người tiêu dùng, sự vào cuộc thiếu quyết liệt của chính quyền địa phương, Cục sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp, công ty chưa thật sự hợp tác…

Trung Kiên

Chuyên mục: Tiền và Hàng

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *