Người Pháp thích dùng hàng hóa gì của Việt Nam?

FICA - Trừ điện thoại và giày dép chiếm được thị phần tương đối khả quan (38% và 12,6% lần lượt), các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam chỉ chiếm được một tỉ lệ nhỏ hoặc rất nhỏ thị trường tiêu dùng Pháp.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Pháp, xuất khẩu của Việt Nam sang Pháp ước cả năm 2014 đạt hơn 2,8 tỉ USD tăng gần 8% so với 2013.

Top 5 các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực gồm có: điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với mức tăng 38%, trị giá ước đạt 900 triệu USD, chiếm 40% thị phần; giày dép đứng thứ hai: tăng 12,6%, trị giá ước đạt 237,8 triệu USD, chiếm 10,5% thị phần; thủy sản đứng số 3: tăng 19%, ước đạt 141 triệu USD, chiếm 6,2% thị phần; túi xách va li mũ dù đứng số 4: tăng 10,7%, ước đạt 64,5 triệu USD, chiếm 2,8% thị phần; cà phê đứng thứ 5: tăng 21,3%, ước đạt 88,5 triệu USD, chiếm 3,9% thị phần.

Trừ điện thoại và giày dép chiếm được thị phần tương đối khả quan (38% và 12,6% lần lượt), các mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam chỉ chiếm được một tỉ lệ nhỏ hoặc rất nhỏ thị trường tiêu dùng Pháp.

Các mặt hàng hạt điều, hồ tiêu, cà phê, may mặc, đồ gốm sứ, đồ mây tre cói thảm, cao su, dây điện và cáp điện… có thể xuất khẩu được nhiều hơn sang Pháp nếu doanh nghiệp có chiến lược tiếp cận thị trường phù hợp. Ví dụ: tham gia các hội chợ, các cuộc thi trình diễn sản phẩm, gặp gỡ kinh doanh, quảng bá sản phẩm và thương hiệu trên các phương tiện truyền thông và ấn phẩm thương mại chuyên nghiệp của Pháp; hợp tác với các nhà phân phối sở tại...

Xuất khẩu của Pháp sang Việt Nam cũng khởi sắc với mức tăng gần 16% trong khi xuất khẩu của toàn khối EU sang Việt Nam giảm 5,7%. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với Pháp sau 3 năm xuất khẩu sang Việt Nam liên tiếp sụt giảm.

Đứng đầu các sản phẩm của Pháp xuất khẩu sang Việt Nam trong năm 2014 là phương tiện vận tải và phụ tùng với mức tăng 5,6%, trị giá cả năm ước đạt 231 triệu USD, chiếm gần 20% thị phần nhập khẩu của Việt Nam; dược phẩm đứng thứ hai mặc dù giảm 8,5% nhưng vẫn đạt trị giá 233 triệu USD, chiếm 20% thị phần; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng đứng thứ ba: giảm 9,5% đạt trị giá 181 triệu USD chiếm 14,1%; sản phẩm hóa chất đứng thứ tư: tăng 28,2% đạt trị giá 48,6 triệu USD chiếm 4,2% thị phần; các sản phẩm làm từ sắt thép đứng thứ năm: giảm 42,4% nhưng vẫn đạt 32,8 triệu USD, chiếm 2,8% thị phần.

Bích Diệp

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *