EU muốn "chốt" sớm FTA với Việt Nam

FICA - Ủy ban Châu Âu vừa công bố Tuyên bố chung giữa Chủ tịch EC Barroso và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sau cuộc hội đàm tại Ủy ban Châu Âu ngày 13/10/2014.

Theo đó, Ủy ban Châu Âu tái khẳng định định tầm quan trọng của việc sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), coi đó là công cụ chủ chốt để làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện song phương và tăng cường quan hệ thương mại-đầu tư hiện có trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.

Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam mong muốn xây dựng Hiệp định thương mại tự do này thành một hiệp định hiện đại, toàn diện và cân bằng để giúp nền kinh tế của cả hai bên giải quyết các thách thức hiện nay và trong tương lai, và là một nền tảng quan trọng góp phần tăng cường quan hệ giữa châu Âu và Đông Nam Á.

Ủy ban Châu Âu cũng cho biết đã rà soát và hài lòng với tiến triển tốt đẹp cũng như những nội dung mà hiệp định đã đạt được trong tất cả các lĩnh vực đàm phán và cùng thống nhất về hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại với mong muốn sẽ kết thúc đàm phán trong vài tháng tới.

Sau khi đã thảo luận về những lựa chọn cho giai đoạn cuối của việc đàm phán, Ủy ban Châu Âu đã thống nhất để đạt được một kết quả tham vọng và cân bằng trong tất cả các lĩnh vực tiếp cận thị trường của đàm phán (thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, dòng đầu tư, mua sắm chính phủ) cũng như những quy định và nguyên tắc luật pháp. Đặc biệt là, không chỉ giới hạn ở bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả Chỉ dẫn Địa lý ở cả hai khu vực; các doanh nghiệp Nhà nước; quy định luật pháp nội địa, bảo hộ đầu tư, thuế xuất khẩu và các hạn chế về xuất khẩu.

Theo Ủy ban Châu Âu, việc hoàn tất FTA sẽ giúp Việt Nam hội nhập thành công trên vai trò là một nền kinh tế thị trường vào nền kinh tế toàn cầu.

Để hướng tới mục đích này, Ủy ban Châu Âu đã chỉ đạo các nhà đám phán làm sâu sắc hơn nữa và hoàn thành công việc của mình theo đúng như cách tiếp cận và hai bên đã cùng chia sẻ và thống nhất, dưới sự chỉ đạo cả Ủy ban Châu Âu cũng như dưới sự hướng dẫn của Cao ủy Thương mại EU và Bộ trưởng Công thương Việt Nam để có thể kết thúc đàm phán trong những tháng tới đây.

Bích Diệp

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *