"Cả thế giới sáng tạo, sẻ chia, chúng ta đứng yên và sẽ bị bỏ lại phía sau"

"Cả nước Úc chúng tôi rất lo lắng bị bỏ lại phía sau, khi cả thế giới tiến xa, Mỹ và châu Âu có nhiều mô hình kinh tế sẻ chia đang rất thành công. Kịch bản đáng lo ngại cho chúng ta là cả thế giới sáng tạo, sẻ chia và kiếm lợi từ đó trong khi chúng ta đứng yên và sẽ bị bỏ lại phía sau"

Đây là chia sẻ của Tiến sĩ Stefan Hajkowicz, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang Úc (Csiro) tại Hội nghị Kinh tế sẻ chia Việt Nam năm 2018 được Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ, các tổ chức quốc tế tổ chức tại Hà Nội sáng 12/7.

Tiến sĩ Stefan Hajkowicz, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp liên bang Úc (Csiro)

Ông Stefan cho rằng: Hiện tại vai trò của Chính phủ là nâng cao kỹ năng về giáo dục giúp chúng ta vượt qua khoảng cách về số, không chỉ thế mà còn đòi hỏi nâng cao quan điểm tư duy của mình, tạo điều kiện và không gian cho họ có năng suất cao nhất. Chúng ta cần xây dựng hạ tầng kết nối, bởi sẽ thể tham gia vào nền kinh tế số nếu không có băng hạ tầng để kết nối.

Vị chuyên gia Úc nói, chúng ta phải luôn luôn ở vị trí tiên phong trong cuộc cách mạng này, người thứ nhì không ra gì, mà phải thứ nhất.

"Cả nước Úc rất lo lắng bị bỏ lại phía sau, khi cả thế giới tiến xa, Mỹ và châu Âu có nhiều mô hình kinh tế sẻ chia đang rất thành công. Kịch bản đáng lo ngại cho chúng ta là cả thế giới sáng tạo, sẻ chia và kiếm lợi từ đó trong khi chúng ta đứng yên và sẽ bị bỏ lại phía sau", TS Stefan Hajkowicz nói.

Tại Hội nghị, nhiều chuyên gia nước ngoài và các doanh nghiệp mong muốn có hành lang chính sách cho tự do sáng tạo của doanh nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp tập trung vào xây dựng ý tưởng và nuôi dưỡng chúng thành các dự án Starup - "khởi nghiệp" tốt cho tương lai.

Bà Sarah Pearson, Giám đốc sáng tạo, Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho rằng, kinh tế sáng tạo hay kinh tế sẻ chia đang diễn ra và người thực hiện là cá nhân và doanh nghiệp. Chính phủ cần "tránh đường" cho người ta làm, đảm bảo rõ bỏ các rào cản, hạn chế ưu tiên cho các nguồn lực khác. Ở Úc, chúng tôi đưa ra chiến lược đổi mới đất nước là tạo điều kiện đổi mới sáng tạo thay vì đưa ra các chính sách hạn chế, chặn đường.

Theo các chuyên gia, Uber và Grab hiện là hai doanh nghiệp ý tưởng, khởi nghiệp nhỏ ở Mỹ và Đông Nam Á (Grab - Malaysia) nhưng đã khiến nhiều loại hình giao thông trên thế giới thay đổi quan hệ và tính kết nối giao thông mạng lưới. Sự ra đời của Uber và Grab, cùng với một số loại hình kết nối của kinh tế sẻ chia đang trở thành cơ hội kinh doanh mới của mọi quốc gia, giúp thu hẹp khoảng cách và tận dụng lợi thế tốt hơn.

Bà Sarah cho rằng: "Mỗi chính phủ nắm giữ rất nhiều số liệu về người dân như tuổi, giới và cư trú. Việc chia sẻ (trong khuôn khổ luật pháp và sự thỏa thuận của người dân) những dữ liệu này cho doanh nghiệp sẽ giúp hạ tầng thông tin đa dạng hơn và giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội cho ý tưởng, cơ hội cho kinh doanh. Tại Úc, Chính phủ mở số liệu về điều tra giới, sở thích, hành vi của người dân qua các đợt điều tra xã hội học ra cho doanh nghiệp xây dựng phương án, ý tưởng..."

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Kinh tế chia sẻ đã và đang hiện diện ở nhiều quốc gia với nhiều loại hình đa dạng và linh hoạt được nhiều Chính phủ chấp nhận. Kinh tế chia sẻ cũng đã trở nên phổ biến và tăng trưởng nhanh tại châu Âu và nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.

Kinh tế chia sẻ đang nổi lên ở các nhóm nghề như dịch vụ vận tải (Uber, Grab, Lyft...) Dịch vụ du lịch và khách sạn (Aibnb vrbo)... Ở Việt Nam, loại hình này dù mới phát triển trong vài năm trở lại đây nhưng được tiếp nhận và phát triển với tốc độ phát triển rất nhanh. 

Theo bà Tuệ Anh: Kinh tế sẻ chia đang tạo ra một phương thức kinh doanh mới trên nền tảng số mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, tiết kiệm tài nguyện, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa, bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, nó làm nảy sinh các mối quan hệ mới, xung đột lợi ích với mô hình kinh doanh truyền thống..

Bà này cho rằng: Việt Nam không thể ngăn chặn kinh tế sẻ chia mà cần tận dụng cơ hội cho phát triển kinh tế - xã hội của mô hình kinh tế chia sẻ mang lại, coi đó cũng là tận dụng cơ hội của cuộc CMCN 4.0, là sự phát triển của thời đại số, bắt kịp xu hướng chung của thế giới để không bị bỏ lại phía sau.

An Linh

Chuyên mục: Vĩ Mô

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *