Đầu tư 31/03/2014 07:11

Bóng “độc quyền” của EVN phủ lên ngành điện

FICA – Theo đại diện Bộ Công thương cho đến nay, EVN vẫn giữ vai trò chi phối khâu phát điện (hơn 60% tổng công suất phát điện toàn hệ thống thuộc các công ty phát điện do EVN sở hữu 100% hoặc nắm giữ cổ phần chi phối); khâu phân phối bán lẻ (hơn 90% thị phần); và độc quyền trong các khâu truyền tải điện.

Ông Đinh Thế Phúc.

Mỗi năm cần “rót” 4 tỷ USD cho ngành điện

Phát biểu tham luận tại Hội thảo “Phát triển thị trường Năng lượng Việt Nam” vừa diễn ra cuối tuần qua, ông Đinh Thế Phúc - Phó cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trong giai đoạn trước năm 2000, ngành điện Việt Nam được tổ chức theo mô hình độc quyền tích hợp dọc.

Buớc sang thế kỷ XXI, khâu phát điện đã đuợc cởi mở hơn, có nhiều đơn vị phát điện nằm ngoài Tập đoàn Ðiện lực Việt Nam (EVN). Tuy nhiên cho đến nay thì EVN vẫn giữ vai trò chi phối khâu phát điện với hơn 60% tổng công suất phát điện toàn hệ thống thuộc các công ty phát điện do EVN sở hữu 100% hoặc nắm giữ cổ phần chi phối.

Bên cạnh đó, vai trò chi phối của EVN vẫn còn thể hiện tại khâu phân phối bán lẻ (hơn 90% thị phần); và độc quyền trong các khâu truyền tải điện.

Cũng chính trong giai đoạn này, ngành điện Việt Nam đã phải đối mặt với một loạt những thách thức về việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nhu cầu phụ tải cũng như nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển.

Dẫn số liệu thống kê trong giai đoạn 2000 – 2010, ông Phúc cho hay, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện hàng năm ở Việt Nam nằm trong khoảng từ 12-15%/năm. Và để đáp ứng nhu cầu điện tăng cao sẽ đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn vào nguồn và lưới điện, ước tính sơ bộ khoảng 4 tỉ USD/năm (cho giai đoạn 2011-2015). Ðây sẽ là một áp lực rất lớn cho ngành điện nếu giữ nguyên cơ cấu tổ chức theo mô hình độc quyền tích hợp dọc.

“Kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, chỉ có thúc đẩy cạnh tranh trong các hoạt động điện lực mới có thể giải quyết đuợc vấn đề tăng hiệu quả sản xuất và kinh doanh điện, thu hút các nguồn vốn đầu tu cũng như sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả” – ông Phúc khẳng định.

Cơ cấu hệ thống gây trở ngại phát triển thị trường điện cạnh tranh

Thị truờng phát điện cạnh tranh đuợc vận hành thí điểm từ tháng 7/2012 với sự tham gia của 75 nhà máy điện (tổng công suất đặt là 23.867 MW). Trong đó, 32 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị truờng, với tổng công suất đặt là 9.312 MW chiếm khoảng 39% tổng công suất đặt.

Các nhà máy còn lại tham gia thị trường theo hình thức gián tiếp, bao gồm: các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, các nhà máy điện BOT; các nhà máy nhiệt điện chạy dầu/than nhập đắt tiền; và một số các nhà máy điện đặc thù khác.

Ðến cuối năm 2013, có 48 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường, với tổng công suất đặt là 11.947 MW, chiếm 44,4% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Như vậy, so với thời điểm mới vận hành thị truờng tháng 7/2012, số lượng nhà máy điện trực tiếp chào giá đã tăng thêm 16 nhà máy.

Tỷ lệ công suất đặt của các nhà máy trực tiếp chào giá tăng từ mức 39% lên 44,4% tổng công suất hệ thống. Tổng sản luợng của các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị truờng trong cả năm đạt mức 52,8 tỷ kWh, chiếm khoảng 40,3% tổng sản lượng của toàn hệ thống điện (tính cả nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc).

Như vậy, mặc dù các nhà máy điện trực tiếp chào giá chỉ chiếm 37,8% công suất đặt, nhưng lại đóng góp tới hơn 40% sản luợng điện năng cho hệ thống. Mức tỷ lệ này biến động theo từng tháng và phụ thuộc vào điều kiện vận hành của hệ thống điện, đặc biệt là phụ thuộc vào khả năng phát của các nhà máy điện gián tiếp tham gia thị trường trong các thời điểm trong năm. Tổng các khoản thanh toán cho các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường phát điện cạnh tranh trong năm 2013 là 54.696 tỷ đồng (tính cả các khoản thanh toán thuế tài nguyên nước và phí môi trường rừng).

Mặc dù, vận hành thị trường điện cạnh tranh có nhiều hiệu quả tích cực, tăng tính minh bạch, công bằng trong việc huy động các nguồn điện, tuy nhiên, theo ông Phúc, quá trình vận hành Thị trường điện phát sinh một số vấn đề khó khăn; trong đó phần lớn liên quan đến các điều kiện đặc thù của hệ thống điện và cơ cấu tổ chức ngành điện Việt Nam.

Ông Phúc chỉ ra, tỷ lệ tổng thị phần của các nhà máy điện thuộc sở hữu của EVN vẫn ở mức rất lớn (trên 60% công suất đặt). Ðây là những vần đề còn tồn tại, cần đặc biệt lưu tâm để giải quyết trong các năm tới, đặc biệt là trong hoàn cảnh Thị truờng bán buôn điện cạnh tranh đang được nghiên cứu, xây dựng, dự kiến vận hành thí diểm vào năm 2015.

Bích Diệp

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *