Quốc tế 20/01/2020 16:48

Vật lộn với làn sóng nợ xấu, Trung Quốc phải cầu cứu các công ty Mỹ?

Một phần đáng ngạc nhiên của thỏa thuận thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh là các nhà đầu tư Mỹ sẽ giúp Trung Quốc dọn sạch nợ xấu.

Vật lộn với làn sóng nợ xấu, Trung Quốc phải cầu cứu các công ty Mỹ? - 1

Một phần đáng ngạc nhiên của thỏa thuận thương mại giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bắc Kinh là các nhà đầu tư Mỹ sẽ giúp Trung Quốc dọn sạch nợ xấu.

Trung Quốc đang rất cần vốn nước ngoài khi họ đang phải vật lộn với một làn sóng nợ nần đang ngày càng gia tăng. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, con số này đã tăng lên tới 1 nghìn tỷ USD khi cuộc chiến thương mại đè nặng lên tăng trưởng kinh tế và một cuộc đàn áp dài trong ngành ngân hàng đã bóp nghẹt thanh khoản.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang cố gắng đặt ra nhiều kỷ luật hơn trên thị trường sau các vụ vỡ nợ kỷ lục trong hai năm liên tiếp của các công ty tại đây, và mạng lưới ngân hàng liên khu vực rộng lớn của đang gặp phải nhiều vấn đề.

Sự tham gia ngày càng tăng của các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có thể làm giảm áp lực lên các công ty, chủ yếu là có vốn nhà nước mà cho đến nay vẫn là “đầu tàu” trong các vấn đề nợ xấu.

Các công ty của Mỹ bao gồm Oaktree Capital Group và Bain Capital Credit đã và đang tiến dần vào một trong những thị trường nợ lớn nhất thế giới. Thỏa thuận thương mại mới sẽ cho phép các công ty dịch vụ tài chính từ Mỹ đăng ký giấy phép mua lại các khoản nợ xấu, trực tiếp từ các ngân hàng, mà không phải thông qua những người trung gian, việc từ trước tới giờ họ buộc phải làm.

Brock Silvers, giám đốc điều hành của Adamas Asset Management tại Hồng Kông cho biết, thị trường nợ xấu của Trung Quốc rất lớn, đang phát triển và cũng tạo nhiều cơ hội cho các khoản đầu tư giá thấp, lôi kéo các công ty nước ngoài có kinh nghiệm về giải quyết nợ xấu trên thế giới.

Đạt được quyền tiếp cận là một chuyện, nhưng thành công là một chuyện khác. Trung Quốc, với chính sách lãnh đạo của mình, có thể là một nơi độc đoán về kinh doanh. Các công ty nước ngoài thường xuyên gặp khó khăn với luật pháp và các chính sách không thể đoán trước, gian lận, tham nhũng và thách thức tìm nguồn cung nợ xấu. Một mạng lưới các doanh nghiệp địa phương Trung Quốc cũng thường được kết nối chặt chẽ với các ngân hàng khu vực và chính quyền địa phương, khiến cho việc điều hướng trở nên khó khăn.

“Thị trường nợ xấu đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Nhưng thiếu kinh nghiệm là một trở ngại và nhiều công ty bị mắc kẹt cuối cùng đã rút lui vì những khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu trong hệ thống của Trung Quốc”, theo Benjamin Fanger, một đối tác quản lý tại ShoreVest Partners, một công ty nợ xấu.

“Một số nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tiếp tục đầu tư, và thỏa thuận mới này có thể mở ra các giao dịch trực tiếp với các ngân hàng, giúp tăng thêm lợi nhuận một lần nữa”, ông nói tiếp và cho rằng: “Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu của Trung Quốc đòi hỏi một sự cam kết rất lớn về thời gian và nguồn lực để xây dựng nguồn cung ứng, bảo lãnh phát hành và khả năng đưa các khoản nợ xấu này biến mất”.

Tốc độ tích tụ nợ nần đang ngày càng gia tăng ở Trung Quốc. Nợ xấu do các ngân hàng thương mại nắm giữ đã tăng gần 20% trong 9 tháng đầu năm ngoái lên 2,4 nghìn tỷ nhân dân tệ, theo Ủy ban Điều tiết Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc.

Dữ liệu cho thấy việc mua nợ xấu của các công ty nước ngoài đã tăng gần gấp ba lần trong năm 2018 lên tới 30 tỷ nhân dân tệ, Savills đã cho biết trong một báo cáo. Các công ty quốc tế tích cực bao gồm Oaktree, Loan Star, Goldman Sachs, Bain, PAG và CarVal.

Savills cũng cho biết rằng các nhà đầu tư nước ngoài thường nhắm mục tiêu tới các khoản vay lớn tới 100 triệu USD, so với các nhà đầu tư trong nước thường tìm cách mua các khoản nhỏ, khoảng 30 triệu USD. Lợi nhuận mục tiêu nhắm đến thường là 12-15%, hoặc có thể tăng lên 17-22%, với các đòn bẩy.

Việc thắt chặt tài chính gần đây của Trung Quốc cũng đã dẫn đến cơ hội cho một số nhà đầu tư nước ngoài vì một số nhà đầu tư địa phương đang gặp khó khăn trong các giao dịch, theo Savills.

“Mặc dù thỏa thuận thương mại áp dụng cho các công ty dịch vụ tài chính của Mỹ, chính phủ Trung Quốc có khả năng mở rộng phạm vi để bao gồm các công ty châu Âu khác cũng tham gia kịp thời”, theo John Xu, một đối tác tại Thượng Hải tại Linklaters cho biết.

Thùy Dung

Theo Bloomberg

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *