Quốc tế 30/04/2015 15:01

Trung Quốc mất ngôi công xưởng thế giới về tay ai?

Sẽ đến lúc Đông Nam Á chiếm mất vị trí “công xưởng của thế giới” từ Trung Quốc

Một báo cáo vừa được công bố của ngân hàng ANZ đã đưa ra nhận định này. Hãng tin Bloomberg trích dẫn báo cáo cho thấy: "Lực lượng lao động trẻ giá rẻ và vị trí chiến lược của các nước Đông Nam Á như Myanmar, Campuchia và Lào sẽ thu hút ngày càng nhiều công ty tới mở nhà máy ở khu vực này".

 

Báo cáo của ngân hàng này cho rằng, đến năm 2030, hơn một nửa dân số 650 triệu người của Đông Nam Á sẽ nằm trong độ tuổi dưới 30 - là một phần trong tầng lớp trung lưu đang nổi lên của khu vực với mức tiêu dùng lớn hơn.

 

“Chúng tôi cũng tin rằng Đông Nam Á sẽ chiếm mất vị thế ‘công xương của thế giới’ của Trung Quốc trong 10-15 năm tới, khi các công ty chuyển tới khu vực này để tranh thủ nguồn lao động dồi dào, giá rẻ ở các khu vực như sông Mekong”, ANZ viết.

 

Sự dịch chuyển này có thể được hỗ trợ bởi kết nối giữa lực lượng lao động giá rẻ ở những nước như Myanmar, Campuchia và Lào với các nhà sản xuất tiết kiệm chi phí ở Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và các nhả sản xuất trình độ cao ở Singapore và Malaysia.

 

Giới chuyên môn cho rằng Nhà nước trung ương và địa phương có chính sách khéo về nhân lực, đào tạo, về tạo dựng môi trường thông thoáng, thì việc trở thành công xưởng là điều rất đáng mừng.
Giới chuyên môn cho rằng Nhà nước trung ương và địa phương có chính sách khéo về nhân lực, đào tạo, về tạo dựng môi trường thông thoáng, thì việc Việt Nam trở thành công xưởng là điều rất đáng mừng.
 

Trên thực tế giới chuyên môn cho rằng Việt Nam đang trở thành một công xưởng mới của châu Á.

 

Trong bài viết của mình trên tờ TBKTSG, TS Nguyễn Quang A đã phân tích kỹ về điều này.

 

Theo đó ông cho rằng, nhiều người nghĩ đấy là điều tốt, những người khác lại lo là chúng ta chỉ làm thuê cho tư bản nước ngoài, đến cái đinh vít cũng chẳng làm nổi.

 

"Việt Nam đã trở thành công xưởng đáng kể của Samsung, Intel, Microsoft (Nokia) và một số nhà sản xuất quần áo và giày dép. Nhiều công ty đa quốc gia khác cũng rục rịch chuyển cơ sở sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Liệu Việt Nam có nên đi theo hướng này khi việc trở thành công xưởng của khu vực hay thế giới cũng đầy những hậu quả xấu như đã từng xảy ra ở nơi khác?", ông Quang A viết.

 

Theo TS Nguyễn Quang A, nếu các công ty nước ngoài đưa cơ sở chế tác sang Việt Nam là điều đáng mừng.

 

"Đầu tiên nó giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người Việt Nam. Dẫu công việc đầu tiên đó có thể là đơn giản, lắp ráp, giá trị gia tăng chưa nhiều trong tổng giá trị của sản phẩm.

 

Khi trở thành công xưởng thì cần đến nhiều dịch vụ đi kèm, từ cung cấp linh, phụ kiện đến dịch vụ hậu cần, tài chính. Việc này lại tạo thêm công ăn việc làm, tăng cơ hội kinh doanh của các tổ chức khác, tăng kỹ năng và trình độ của người lao động để bước lên những bậc thang cao hơn của chuỗi giá trị.

 

"Và rất có thể từ môi trường này sẽ nảy sinh các nhà tư bản nội địa có sản phẩm, dịch vụ có giá trị cao và có ảnh hưởng ở khu vực và thậm chí thế giới, nhưng việc này cần rất nhiều nỗ lực của doanh nhân, người lao động và Nhà nước.

 

Nếu trở thành công xưởng và nếu có chính sách khéo thì các công ty đa quốc gia có thể chuyển cả những khâu có giá trị cao (tiếp thị, thiết kế, nghiên cứu phát triển...) sang Việt Nam", TS Nguyễn Quang A kỳ vọng.

 

Theo Phương Nguyên

Đất Việt

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *