Quốc tế 31/05/2020 07:48

Trump tước trạng thái đặc biệt, kinh tế Hồng Kông về đâu?

Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố bắt đầu thu hồi các ưu đãi thương mại trước đây được dành riêng cho Hồng Kông, đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của trung tâm tài chính hàng đầu châu Á này.

Vào hôm 29/5, một ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, ông Trump nói rằng quyết định của mình sẽ ảnh hưởng “đến toàn bộ các thỏa thuận” mà Mỹ đã đạt được với Hồng Kông và chỉ có “một vài trường hợp” ngoại lệ.

Trump tước trạng thái đặc biệt, kinh tế Hồng Kông về đâu? - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 29/5 tuyên bố tước trạng thái đặc biệt của Hồng Kông. Ảnh: Getty Images

Tuy nhiên, theo tờ South China Morning Post, tuyên bố trên của ông Trump không nêu rõ thời hạn và chi tiết về những đặc quyền kinh tế sẽ bị xóa bỏ.

Các quan chức Hồng Kông đã giảm bớt tác động của Trump khi ông thề rằng sẽ hủy bỏ chế độ ưu đãi của Hồng Kông như một lãnh thổ hải quan và du lịch riêng biệt với phần còn lại của Trung Quốc, coi thương mại trực tiếp của thành phố với Mỹ chỉ là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế của nước này.

“Đây chắc chắn không phải là điểm tích cực, nhưng chúng tôi vẫn chưa rõ cụ thể là gì (những đặc quyền bị thu hồi)”, John Marrett- nhà phân tích cấp cao về Hồng Kông của Cơ quan Tình báo Kinh tế tại London nhận định. “Có nhiều chi tiết trong các khía cạnh khác nhau như visa và nhập cư. Chúng tôi sẽ chờ xem liệu có phải ông ấy chỉ đang tuyên bố bạo miệng hay không”.

Trump tước trạng thái đặc biệt, kinh tế Hồng Kông về đâu? - 2

Hồng Kông chủ yếu hoạt động như một trung tâm giao dịch cho thị trường Trung Quốc đại lục, hoạt động thương mại trực tiếp chiếm một phần nhỏ trong nền kinh tế của đặc khu. Ảnh: SCMP

“Chúng tôi đã chuẩn bị cho mọi loại kịch bản khác nhau”, ông Paul Chan Mo-po, người đứng đầu Cơ quan Tài chính Hồng Kông cho hay. Ông cũng cho rằng việc thu hồi cơ chế ưu đãi sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến nền kinh tế Hồng Kông, vốn bị chi phối bởi ngành dịch vụ.

Ông Chan còn cho rằng thuế quan sẽ chỉ ảnh hưởng đến các mặt hàng sản xuất nội địa để xuất khẩu sang Mỹ. Số lượng này chiếm chưa tới 2% sản lượng hàng hóa của Hồng Kông, và ít hơn 0,1% tổng lượng xuất khẩu của Hồng Kông.

Các câu hỏi còn lại là liệu Mỹ có thể tránh áp đặt các lệnh trừng phạt với lĩnh vực tài chính hay không, vì tác động tiêu cực của nó đối với các công ty Mỹ ở Hồng Kông.

Dẫu sao, động thái này sẽ làm làm giảm bớt những lo lắng đã có từ trước về khả năng tồn lại lâu dài của của Hồng Kông như một trung tâm tài chính hàng đầu của châu Á.

“Hậu quả lớn nhất là quyết định của Mỹ đang thu hẹp tầm quan trọng của Hồng Kông đối với Trung Quốc và thế giới, cũng như làm suy giảm nền kinh tế Trung Quốc. Việc loại bỏ Hồng Kông như một vùng đệm giữa Trung Quốc và phương Tây có thể đặt hai cường quốc kinh tế vào một cuộc xung đột mới”, ông Chen Zhiwu, Giám đốc Viện Châu Á Toàn cầu từ Đại học Hồng Kông, nhận định.

“Khi vai trò vùng đệm không còn nữa, Hồng Kông sẽ chỉ như một thành phố của Trung Quốc. Cuộc xung đột sẽ chuyển sang trực diện và đối đầu 100% theo nghĩa đen, gây bất lợi cho sự phát triển của Trung Quốc cũng như làm suy yếu khả năng tăng trưởng, hòa bình của nước này”, ông Chen đánh giá.

Carlos Casanova, nhà phân tích châu Á-Thái Bình Dương tại công ty bảo hiểm Coface cho biết, điều quan trọng là “sự không chắc chắn về tương lai của thành phố vì một trung tâm tài chính toàn cầu có thể gây nguy hiểm cho khả năng các công ty Trung Quốc tiếp cận tài chính và mua các giao dịch ở nước ngoài chuyển ra khỏi Hồng Kông”.

Khoảng hơn một nửa tổng số đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc chảy qua Hồng Kông, với một số giao dịch lớn nhất thế giới trong thập kỷ qua được tài trợ thông qua thành phố, cũng đóng vai trò là nguồn đầu tư lớn nhất vào Trung Quốc.

Hương Vũ
Theo SCMP

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *