Quốc tế 03/07/2020 10:26

Tiền mặt mất "ngôi vua" trong đại dịch Covid-19

Mua sắm trực tuyến đã lên ngôi bởi người tiêu dùng sợ lây nhiễm Covid-19 khi sử dụng tiền giấy. Tại Hồng Kông, doanh số bán hàng tạp hóa trực tuyến đã tăng đột biến 73% trong quý đầu tiên.

Đến 2025, có 55% dân số Việt Nam tham gia mua sắm online

Công nghiệp thương mại điện tử chính là một trong số ít ngành nghề hưởng lợi trong bối cảnh suy thoái kinh tế tồi tệ nhất thế kỷ bởi Covid-19.

Theo Mastercard, đại dịch Covid-19 trên toàn cầu đang khiến đông đảo người tiêu dùng trên chuyển sang thanh toán trực tuyến và không tiếp xúc, vì những lo ngại về việc sử dụng tiền giấy có thể gây lây nhiễm trở thành mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Các nghiên cứu thuộc công ty nghiên cứu thị trường Nielsen và công ty tư vấn toàn cầu Bain & Co cũng chỉ ra rằng ngành công nghiệp thương mại điện tử chính là một trong số ít người chiến thắng trong bối cảnh suy thoái kinh tế tồi tệ nhất thế giới bởi Covid-19.

Ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc, đã có tám thị trường khác nhau được Mastercard thăm dò cho thấy có hơn một nửa người tiêu dùng nói rằng họ đang có kế hoạch giảm việc sử dụng tiền mặt, dẫn đầu là 69% người ở Úc và 67% người ở Singapore.

Sandeep Malhotra, phó chủ tịch điều hành sản phẩm và đổi mới ở Châu Á-Thái Bình Dương tại Mastercard cho biết: “sự thay đổi của chúng tôi đối với thương mại kỹ thuật số là ở đây khi mọi người nắm bắt được lợi ích của sự an toàn, an ninh và thuận tiện. Người tiêu dùng hiện tại muốn có các sản phẩm và dịch vụ trực tuyến và nhanh chóng theo yêu cầu của họ - cho dù đó là dịch vụ giao thức ăn, đồ tạp hóa, các khóa học thể dục từ xa, hội nghị, học tập hay giải trí.”

Ông nói thêm rằng những nhu cầu và kỳ vọng như vậy sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại điện tử phát triển ngay cả sau khi Covid-19 lắng xuống.

Nghiên cứu của Mastercard được thực hiện vào tháng 4 thông qua các cuộc phỏng vấn trực tuyến với 10.000 người tiêu dùng ở Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Sự thay đổi sang giao dịch không chạm được người tiêu dùng quan tâm nhiều trong thời gian gần đây bởi những quan ngại về vấn đề vệ sinh và an toàn khi sử dụng tiền mặt. Trong một cuộc khảo sát liên quan của Mastercard vào tháng 4 và tháng 5 vừa qua, đa số người Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Trung Quốc coi đây là mối quan tâm hàng đầu của họ. Nghiên cứu đã thăm dò ý kiến của 6.750 người tiêu dùng trên 15 quốc gia, bao gồm cả những người ở Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông.

Vào tháng 2, cơ quan tiền tệ ở Trung Quốc đã phải hủy bỏ những đồng tiền giấy được giao dịch ở các bệnh viện, các khu chợ và tại những nhà điều hành xe buýt để đảm bảo an toàn cho các giao dịch tiền mặt tại thời điểm đại dịch Covid-19 dâng cao lên đỉnh điểm ở Trung Quốc.

Andrea Borelli, giám đốc điều hành của Nielsen Hong Kong và Macau cho biết: “Sự an toàn tốt hơn lời xin lỗi” là một khẩu hiệu khi nói đến cách sống của người tiêu dùng hậu Covid-19. Nhu cầu về các biện pháp phòng ngừa Covid-19 vẫn là ưu tiên hàng đầu của người dân trên khắp thế giới. Ảnh hưởng của những nhu cầu này còn vượt xa cả mặt nạ và thuốc khử trùng. Mọi người tìm mọi cách để bảo vệ sức khỏe và gia đình họ.

Tại Nhật Bản, doanh số bán hàng trực tuyến của Rakuten – một công ty thương mại điện tử lớn nhất đất nước đã ghi nhận mức tăng 58% doanh số trong tháng 4 vừa qua.

Đối với các mặt hàng tạp hóa, các kênh trực tuyến cũng thống trị tối cao với doanh số tại Hồng Kông tăng 73% trong quý đầu tiên so với một năm trước. Đài Loan đã chứng kiến mức tăng 40% mỗi năm trong tháng 4, trong khi tại Hàn Quốc, doanh số bán hàng tăng 15% so với năm ngoái.

Còn tại Trung Quốc, các kênh bán hàng trực tuyến cho thấy sự tăng trưởng 19% trong quý đầu tiên so với một năm trước, trong khi doanh số bán hàng ngoại tuyến lại giảm 13%.

Theo ý kiến của một chuyên gia, đại dịch Covid-19 này đã tăng tốc sự chuyển đổi của người tiêu dùng sang các kênh trực tuyến. Người tiêu dùng đã bị cách ly tại nhà vì đại dịch Covid-19, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua trực tuyến, và rồi sau đó, nhiều người đã tiếp tục chọn việc mua sắm trực tuyến ngay cả khi các cửa hàng đã mở cửa.

Thùy Dung

Theo SCMP

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *