Quốc tế 28/05/2020 10:01

Thách thức mới của nước Mỹ: Khi người lao động không muốn quay trở lại làm việc

Trong tình trạng thất nghiệp hàng loạt tại Mỹ, người lao động không muốn quay lại làm việc. Họ quan tâm về an toàn sức khỏe, các vấn đề chăm sóc trẻ em và các lợi ích thất nghiệp hào phóng mà chính phủ đã cung cấp.

Hàng dài người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ

“Thất nghiệp hàng loạt đi kèm với đại dịch Coronavirus đã khiến người lao động không muốn quay trở lại làm việc”, Cục Dự trữ Liên bang cho biết hôm thứ tư trong bản tóm tắt định kỳ về nền kinh tế quốc gia.

“Với tỷ lệ thất nghiệp tính đến tháng Tư ở mức kỷ lục sau Thế chiến II là 14,7% và 20,5 triệu người bị sa thải trong tháng, người lao động không muốn quay trở lại với công việc của mình vì một số lý do”, ngân hàng Trung ương Mỹ lưu ý trong báo cáo của Beige Book.

Báo cáo cũng trích dẫn một số triển vọng chung lạc quan cho hy vọng phục hồi nền kinh tế.

Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã đề cập đến những thách thức trong việc đưa nhân viên trở lại làm việc, bao gồm việc các công nhân lo lắng về sức khỏe, tiếp cận hạn chế với chế độ chăm sóc trẻ em và các quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp hào phóng của chỉnh phủ, báo cáo cho biết.

Gần 40 triệu người đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp kể từ khi Coronanvirus được tuyên bố là đại dịch vào giữa tháng 3 và hơn 25 triệu người đã nhận được trợ cấp trong ít nhất hai tuần, theo Bộ Lao động. Chính phủ đã đáp ứng các chương trình lợi ích tích cực trả cho nhiều người lao động với khoản tiền tăng thêm 600 USD.

Ngoài ra, Chương trình bảo vệ tiền lương cung cấp các khoản vay kinh doanh cho doanh nghiệp để giúp đỡ người lao động trong tám tuần.

Báo cáo của Fed lưu ý rằng Chương trình bảo vệ tiền lương người lao động, đã giúp nhiều doanh nghiệp hạn chế hoặc tránh sa thải nhân viên, mặc dù việc làm tiếp tục giảm mạnh trong lĩnh vực bán lẻ, lĩnh vực giải trí và khách sạn. Các ngân hàng đã thấy nhu cầu mạnh mẽ cho các khoản vay.

Nhìn chung, nền kinh tế đã giảm trên tất cả 12 lĩnh vực quan trọng, giảm mạnh trong hầu hết các lĩnh vực đang hoạt động như bán lẻ, giải trí và khách sạn.

Cũng có sự thiếu lạc quan về tương lai.

Báo cáo cho biết, mặc dù có nhiều hy vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, nhưng vẫn có sự không chắc chắn và hầu hết các chuyên gia đều bi quan về tốc độ phục hồi tiềm năng, báo cáo cho biết.

Các ngành công nghiệp nông nghiệp và năng lượng cũng báo cáo sự sụt giảm mạnh khi giá năng lượng giảm mạnh và sản xuất tại các cơ sở đóng gói bị chậm lại do Coronavirus đã đóng cửa một số nhà máy chế biến lớn nhất.

Bất động sản cũng chịu một cú shock lớn, vì doanh số bán hàng đã giảm mạnh do một phần do thiếu hàng tồn kho và hạn chế trong các buổi chào giá trên khắp cả nước. Các chủ sở hữu bất động sản thương mại cũng nói rằng một số lượng lớn người thuê nhà đã hủy bỏ thuê nhà hoặc trả chậm tiền nhà.

Thùy Dung

Theo CNBC

Chuyên mục: Quốc tế

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *